Toàn cầu hóa mở ra cơ hội đầu tư nước ngoài cho nhiều ngành tại Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học. Thay vì tốn 1,5 - 2 tỷ đồng du học tại Anh quốc, sinh viên chỉ cần bỏ ra một phần ba chi phí đó để học và nhận bằng của đại học nước ngoài ngay ở Việt Nam. So với các trường đại học trong nước và hình thức du học nước ngoài, mô hình dạy và cấp bằng quốc tế tại Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của sinh viên và phụ huynh. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, mô hình này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm học phí (30% - 60% so với du học nước ngoài), hạn chế tình trạng "chảy máu" ngoại tệ, chất xám, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học, nguồn lao động trong nước với bằng cấp quốc tế...

Nguyễn Anh Tuấn (bên phải) cùng các bạn trong lễ tốt nghiệp năm 2015.
Bạn Trần Huyền Linh và Nguyễn Anh Tuấn là một ví dụ điển hình về việc chọn hình thức du học. Tháng 8 vừa qua, Trần Huyền Linh đã sang London (thủ đô Anh quốc) để bắt đầu 4 năm học đại học chuyên ngành marketing. Mặc dù nhận được sự hậu thuẫn lớn từ gia đình nhưng Linh sẽ phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc đi làm thêm để trang trải phần nào chi phi sinh hoạt đắt đỏ hàng ngày. Bởi theo kinh nghiệm của "thế hệ đi trước", du học Anh có thể tiêu tốn trên dưới 2 tỷ đồng cho 3 năm học.
Tương tự Linh, Nguyễn Anh Tuấn cũng xây dựng lộ trình du học cho mình với mong muốn tiếp cận nền giáo dục nước ngoài chuyên nghiệp. Tuấn dành nhiều thời gian cho việc học để hướng tới giành học bổng Hoàng tử Andrew 2012, qua đó hoàn thành tâm nguyện theo học một trường đại học Anh quốc. Mức học bổng Tuấn nhận được trị giá 700 triệu đồng bao gồm toàn bộ học phí khóa học cử nhân tại British University Vietnam (BUV).
Bằng cấp mà Linh và Tuấn nhận được có giá trị quốc tế tương đương nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất là Tuấn có ba năm học hoàn toàn tại Việt Nam. Đây chính là chương trình đào tạo nằm trong mô hình trường đại học có 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho triển khai từ năm 2009.

Lễ tốt nghiệp của sinh viên BUV năm 2015.
Khu vực châu Á đang dần trở thành trung tâm cho nhiều đại học phương Tây mở chi nhánh với nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích của chính phủ. Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các trường đại học nước ngoài vào thị trường giáo dục tại Việt Nam là động lực cho những trường trong nước nỗ lực cải thiện chất lượng đào tạo cũng như hình ảnh. Qua đó, tạo đà cho cả nền giáo dục nước nhà tiến lên, tương xứng với trình độ của các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore...
Hiểu rõ điều này, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định cấp phép cho British University Vietnam (BUV) mở chuyên ngành đào tạo quản trị du lịch, trở thành ngành thứ 7 của trường. BUV giới thiệu chương trình cử nhân quản trị du lịch (BA (Hons) Tourism Management) với khóa khai giảng đầu tiên vào tháng 4/2016.
Trước đó, BUV đã được cấp phép đào tạo một số chương trình quốc tế: chương trình tài chính và ngân hàng do Đại học London (top 5 trường đại học hàng đầu ở Anh) cấp bằng; chương trình quản trị kinh doanh quốc tế, marketing, kế toán tài chính, kế toán và kinh doanh do Đại học Staffordshire cấp bằng; chương trình tài chính và kinh tế do Đại học quốc tế BUV cấp bằng và được thẩm định bởi Đại học Staffordshire.
Theo đại diện BUV, thống kê của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới cho thấy du lịch và lữ hành được xem là ngành tăng trưởng mạnh trong tất cả các ngành công nghiệp hiện nay. Theo đà phát triển cả về quy mô và số lượng, nó sẽ mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các bạn trẻ. Đại diện của BUV cho biết: "Trường mong muốn đem đến một môi trường học tập khơi dậy sự hào hứng với những trải nghiệm tiên phong cho sinh viên, phát triển tiềm năng để trở thành người tốt nghiệp xuất sắc ngành du lịch và táo bạo trong cộng đồng kinh doanh quốc tế". BUV đang từng bước hiện thực hóa hoài bão phát triển lâu dài tại Việt Nam bằng việc xây dựng trường mới tại khu đô thị Ecopark với tổng diện tích lên tới 6,5ha.

BUV xây dựng trường tại miền Bắc Việt Nam.
Tại Việt Nam, BUV được thành lập và phát triển dưới sự định hướng và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án cơ sở Ecopark gồm ba giai đoạn với quy mô 7.000 sinh viên dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn một và hoạt động vào cuối năm 2017, mang lại cho phụ huynh và học sinh Việt Nam thêm một lựa chọn với môi trường giáo dục đại học quốc tế đẳng cấp ngay trong nước. Đặc biệt, học bổng Hoàng tử Andrew là chương trình học bổng toàn phần của BUV, mang tên một thành viên của Hoàng Gia Anh giá trị lên tới 700 triệu đồng một suất. Ngoài ra, BUV sẽ xét và cấp học bổng bán phần lên tới 50% có áp dụng điều kiện học lực đối với sinh viên nhập học khóa đầu tiên ngành quản trị du lịch.
Thực tế, thị trường giáo dục đại học tại Việt Nam đã mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào từ khá sớm (khoảng năm 2000). Việc cởi mở trong tư duy này không chỉ cho thấy tầm nhìn chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đất nước đang tích cực hội nhập, mà còn mở ra thời kỳ phát triển mới cho ngành đào tạo đại học trong nước. Ngoài BUV, trong lĩnh vực đào tạo đại học, hiện có ba dự án đầu tư 100% nước ngoài, gồm RMIT Việt Nam và Đại học Mỹ - Thái Bình Dương (APU).
Thông tin chi tiết về chương trình học bổng, liên hệ BUV tại 193 Bà Triệu, Hà Nội; điện thoại: (04) 3 9740 740 hoặc website: buv.edu.vn/vi/.
(Nguồn: BUV)