Tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo sáng nay cập quân cảng Yokosuka, nơi đặt tổng hành dinh của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài ba ngày, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Trong ảnh, tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo mang số hiệu 015 được tàu kéo lai dắt vào nơi neo đậu tại quân cảng Yokosuka. Các thủy thủ xếp hàng trên boong dọc hai bên mạn tàu khi tiến vào cảng.
Tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo sáng nay cập quân cảng Yokosuka, nơi đặt tổng hành dinh của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài ba ngày, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Trong ảnh, tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo mang số hiệu 015 được tàu kéo lai dắt vào nơi neo đậu tại quân cảng Yokosuka. Các thủy thủ xếp hàng trên boong dọc hai bên mạn tàu khi tiến vào cảng.
Tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo treo quốc kỳ Việt Nam và nước chủ nhà Nhật Bản khi tiến vào quân cảng Yokosuka.
Đoàn công tác Việt Nam do đại tá Lê Hồng Chiến, Phó tư lệnh Vùng 4 Hải quân dẫn đầu, sẽ thực hiện nhiều hoạt động giao lưu và thi đấu thế thao với JMSDF tại căn cứ Yokosuka, sau đó tham quan thành phố Sakai, tỉnh Osaka.
Tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo treo quốc kỳ Việt Nam và nước chủ nhà Nhật Bản khi tiến vào quân cảng Yokosuka.
Đoàn công tác Việt Nam do đại tá Lê Hồng Chiến, Phó tư lệnh Vùng 4 Hải quân dẫn đầu, sẽ thực hiện nhiều hoạt động giao lưu và thi đấu thế thao với JMSDF tại căn cứ Yokosuka, sau đó tham quan thành phố Sakai, tỉnh Osaka.
Chiến hạm Trần Hưng Đạo tại bến đỗ quân cảng Yokosuka, phía sau là tàu thử nghiệm JS Asuka mang số hiệu 6102, con tàu được phía Nhật triển khai để đại diện JMSDF đón tiếp đoàn công tác Việt Nam trong thời gian thăm Nhật.
Chiến hạm Trần Hưng Đạo tại bến đỗ quân cảng Yokosuka, phía sau là tàu thử nghiệm JS Asuka mang số hiệu 6102, con tàu được phía Nhật triển khai để đại diện JMSDF đón tiếp đoàn công tác Việt Nam trong thời gian thăm Nhật.
Các sĩ quan Hải quân Việt Nam (quân phục màu tím than) chụp ảnh lưu niệm cùng sĩ quan JMSDF sáng 27/9.
Đoàn công tác Việt Nam dự kiến rời quân cảng Yokosuka vào ngày 30/9, trước khi tới tham gia duyệt binh hải quân quốc tế tại căn cứ Jeju, Hàn Quốc. Tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo sau đó sẽ góp mặt trong cuộc diễn tập hàng hải ASEAN - Trung Quốc tại Trạm Giang, Trung Quốc.
Các sĩ quan Hải quân Việt Nam (quân phục màu tím than) chụp ảnh lưu niệm cùng sĩ quan JMSDF sáng 27/9.
Đoàn công tác Việt Nam dự kiến rời quân cảng Yokosuka vào ngày 30/9, trước khi tới tham gia duyệt binh hải quân quốc tế tại căn cứ Jeju, Hàn Quốc. Tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo sau đó sẽ góp mặt trong cuộc diễn tập hàng hải ASEAN - Trung Quốc tại Trạm Giang, Trung Quốc.
Các hệ thống vũ khí trên tàu Trần Hưng Đạo như pháo hải quân AK-176MA và tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma đều được tháo bạt bảo quản trước khi cập cảng.
Theo Báo Hải quân, hành trình của tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo sẽ kéo dài tổng cộng 9.300 km, trở thành chuyến đi biển xa nhất và tham gia nhiều hoạt động nhất của tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài các hoạt động giao lưu đối ngoại, chuyến đi cũng giúp đánh giá năng lực chỉ huy hiệp đồng, trình độ thao tác làm chủ vũ khí và trang bị kỹ thuật của Hải quân Việt Nam.
Các hệ thống vũ khí trên tàu Trần Hưng Đạo như pháo hải quân AK-176MA và tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma đều được tháo bạt bảo quản trước khi cập cảng.
Theo Báo Hải quân, hành trình của tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo sẽ kéo dài tổng cộng 9.300 km, trở thành chuyến đi biển xa nhất và tham gia nhiều hoạt động nhất của tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài các hoạt động giao lưu đối ngoại, chuyến đi cũng giúp đánh giá năng lực chỉ huy hiệp đồng, trình độ thao tác làm chủ vũ khí và trang bị kỹ thuật của Hải quân Việt Nam.
Cụm ống phóng tên lửa diệt hạm 3M24E trên tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo.
015 Trần Hưng Đạo cùng 016 Quang Trung là hai tàu hộ vệ tên lửa Đề án 11661E "Gepard" được đưa vào biên chế Lữ đoàn 162, Hải quân Nhân dân Việt Nam từ tháng 2/2018. Tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại, do Nga sản xuất theo hợp đồng ký kết với Hải quân Việt Nam, nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Vũ khí chính của tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M cùng 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Tàu có thể mang theo một trực thăng Ka-28 để tăng khả năng phát hiện, tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Cụm ống phóng tên lửa diệt hạm 3M24E trên tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo.
015 Trần Hưng Đạo cùng 016 Quang Trung là hai tàu hộ vệ tên lửa Đề án 11661E "Gepard" được đưa vào biên chế Lữ đoàn 162, Hải quân Nhân dân Việt Nam từ tháng 2/2018. Tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại, do Nga sản xuất theo hợp đồng ký kết với Hải quân Việt Nam, nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Vũ khí chính của tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M cùng 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Tàu có thể mang theo một trực thăng Ka-28 để tăng khả năng phát hiện, tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Các tàu khu trục chủ lực của JMSDF đang neo đậu tại quân cảng Yokosuka.
Ảnh: Twitter
Vũ Anh