Hiện nay, phẫu thuật chỉnh sửa mũi, mi mắt và nâng cấp vòng một chiếm số đông trong các ca thực hiện ở Việt Nam. Ngoài ra, các nhu cầu "nâng cấp" khác như: xăm chân mày, xăm môi, căng da mặt, hút mỡ bụng... cho gần chuẩn mực phụ nữ Á đông duyên dáng. Thế nhưng, sau những ca giải phẫn thẫm mỹ, chị em sẽ phải gặp và chấp nhận những vị khách "không mời mà đến", đó là những vết bầm hậu phẫu thuật thẩm mỹ.
![]() |
Trong quá trình phẫu thuật, do kim được luồn sâu vào dưới da nên biến chứng như bầm, tụ máu là khó tránh khỏi. Những vết bầm này hình thành do máu không thoát được hết ra ngoài, tụ lại dưới da và có thể dẫn đến sưng tấy, đau đớn. Nếu đó chỉ là vết bầm thông thường thì cũng phải mất ít nhất hai tuần mới phai hẳn.
Theo thống kê của tạp chí Forbes (Mỹ), so với các loại hình phẫu thuật khác thì phẫu thuật thẩm mỹ là dạng có tỷ lệ tụ máu bầm cao hơn cả, tỷ lệ mắc 1-2% trong tổng số những ca phẫu thuật làm đẹp. Và một điều đáng lưu ý, đối với các ca phẫu thuật làm đẹp trên vùng mặt, tỷ lệ tụ máu bầm ở đàn ông cao hơn phụ nữ do trên mặt đàn ông có nhiều chân lông, cần nhiều máu hơn để nuôi dưỡng chúng. Riêng vùng quanh mắt là khu vực rất dễ tụ vết bầm, do đó các tác động ở khu vực này cũng đặc biệt được chú trọng, nhất là khâu cầm máu khi phẫu thuật.
Để hạn chế tối đa biến chứng, các bác sĩ đưa ra lời khuyên sau khi mổ có thể đấp nước đá trong bao vô trùng vào nơi mổ độ vài giờ. Để đề phòng, bệnh nhân không nên phẫu thuật lúc đang có rối loạn đông máu (khi đang uống Aspirine, phụ nữ đang có kinh nguyệt...).
![]() |
Phẫu thuật viên thẩm mỹ được ví như người làm dâu trăm họ. Các cuộc phẫu thuật khác trong y khoa có biến chứng xấu thì chỉ có người trong cuộc mới biết. Nhưng, dù kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng có những yếu điểm, sơ hở. Hậu quả thường thấy là người bệnh không hài lòng, biến chứng xấu, tai biến có hại cho sức khỏe. Khi quyết định "thay đổi số mệnh", người bệnh phải được biết và chấp nhận hậu quả biến chứng ngoài ý muốn có thể xảy ra.
Sau phẫu thuật, nên tránh ánh nắng cho tới khi da hết bầm. Không nên áp dụng chế độ ăn kiêng quá khắt khe sau giải phẫu. Khoảng thời gian để vết bầm tan biến là tương đối dài, nên chắc chắn cũng gây không ít khó khăn cho chị em phụ nữ trong giao tiếp ở giai đoạn này. Sau khi vết thương không còn rỉ dịch, có thể dùng thuốc bôi hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ biến mất của các vết bầm. Tuy nhiên, cần có lời tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ dạng thuốc nào. Và nên nhờ rằng, vẻ đẹp chỉ hoàn hảo khi vẻ đẹp đó đi cùng với một một sức khỏe tốt.
![]() |
Để điều trị tan máu bầm do va chạm hoặc sau khi làm các phẫu thuật thẩm mỹ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc thoa để làm tan vết bầm. Hiện nay trên thị trường, Hirudoid là một trong những sản phẩm có thành phần chính là MPS. Đây là thành phần chuyên gia khuyên dùng, vì được chiết xuất từ sụn của động vật có vú, có tính an toàn trên da nên có thể dùng cho trẻ em. Hirudoid dùng để bôi trên các vết bầm, các vùng da có vết thương kín và để tăng hiệu quả, bạn có thể thoa đều nhiều lần trong ngày kết hợp với massage kỹ. Sản phẩm hiện đã có mặt trên khắp các nhà thuốc.
(Nguồn: Công ty TNHH DKSH Việt Nam)