Hệ thống đường vành đai 1 là tuyến giao thông đường bộ vòng tròn của Hà Nội chạy từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía Nam và toàn bộ đường Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường La Thành, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân.
Để mở rộng đường Vành đai 1, Hà Nội đã đưa vào hoạt động 3 dự án và chuẩn bị khởi công một tuyến khác. Đây là vành đai chạy qua các quận trung tâm thủ đô, vì vậy chi phí để giải phóng mặt bằng làm đường trung bình khoảng 2,4 tỷ đồng một mét (4 dự án có tổng chiều dài 3,9km, tổng mức đầu tư 9.700 tỷ đồng).
Hệ thống đường vành đai 1 là tuyến giao thông đường bộ vòng tròn của Hà Nội chạy từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía Nam và toàn bộ đường Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường La Thành, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân.
Để mở rộng đường Vành đai 1, Hà Nội đã đưa vào hoạt động 3 dự án và chuẩn bị khởi công một tuyến khác. Đây là vành đai chạy qua các quận trung tâm thủ đô, vì vậy chi phí để giải phóng mặt bằng làm đường trung bình khoảng 2,4 tỷ đồng một mét (4 dự án có tổng chiều dài 3,9km, tổng mức đầu tư 9.700 tỷ đồng).
Cụ thể, tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) có giá trung bình 1,3 tỷ đồng/m. Đường được khánh thành vào cuối tháng 12/2013, dài 547 m với tổng đầu tư trên 700 tỷ đồng - đắt nhất thủ đô lúc đó. Tuyến đường rộng 80 m, mỗi bên 4 làn xe. Dải phân cách giữa rộng cả chục mét trồng nhiều tầng cây xanh.
Sau 5 năm hoạt động, tuyến đường đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc ở khu vực nút giao Xã Đàn - Ô Chợ Dừa và giảm áp lực giao thông trên các tuyến La Thành, Hoàng Cầu.
Cụ thể, tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) có giá trung bình 1,3 tỷ đồng/m. Đường được khánh thành vào cuối tháng 12/2013, dài 547 m với tổng đầu tư trên 700 tỷ đồng - đắt nhất thủ đô lúc đó. Tuyến đường rộng 80 m, mỗi bên 4 làn xe. Dải phân cách giữa rộng cả chục mét trồng nhiều tầng cây xanh.
Sau 5 năm hoạt động, tuyến đường đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc ở khu vực nút giao Xã Đàn - Ô Chợ Dừa và giảm áp lực giao thông trên các tuyến La Thành, Hoàng Cầu.
Kế tiếp là tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (còn gọi đường Kim Liên - Xã Đàn) với mức trung bình 1,16 tỷ đồng/m, thông xe vào năm 2010, dài 550 m.
Kế tiếp là tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (còn gọi đường Kim Liên - Xã Đàn) với mức trung bình 1,16 tỷ đồng/m, thông xe vào năm 2010, dài 550 m.
Để làm hơn 500 m đường Kim Liên- Xã Đàn, nhà chức trách phải giải phóng mặt bằng gần 5,6 ha với hơn 1.000 hộ dân và phải mất 5 năm mới xây dựng xong.
Để làm hơn 500 m đường Kim Liên- Xã Đàn, nhà chức trách phải giải phóng mặt bằng gần 5,6 ha với hơn 1.000 hộ dân và phải mất 5 năm mới xây dựng xong.
Điểm cuối của tuyến Vành Đai 1 là dự án đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái dài 570 m, rộng 50 m, khánh thành tháng 7/2016 với tổng mức đầu tư 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng/m).
Điểm cuối của tuyến Vành Đai 1 là dự án đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái dài 570 m, rộng 50 m, khánh thành tháng 7/2016 với tổng mức đầu tư 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng/m).
Đường rộng 50 m, mỗi bên đường 3 làn. Dải phân cách giữa khoảng 2 m được trồng cây xanh. Cùng với cầu vượt Ô Đông Mác đã đi vào hoạt động, tuyến đường này giúp giải phóng áp lực giao thông ở nút giao Trần Khát Chân - Lò Đúc.
Đường rộng 50 m, mỗi bên đường 3 làn. Dải phân cách giữa khoảng 2 m được trồng cây xanh. Cùng với cầu vượt Ô Đông Mác đã đi vào hoạt động, tuyến đường này giúp giải phóng áp lực giao thông ở nút giao Trần Khát Chân - Lò Đúc.
Đường 3,2 tỷ đồng một mét ở Hà Nội được làm như thế nào?
Dự án tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục vừa được UBND TP phê duyệt với mức đầu tư trung bình 3,2 tỷ đồng/m. Tuyến này dài 2,2km và có tổng mức đầu tư hơn 7.210 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2018 đến 2020.
Tuyến đường sẽ rộng 50 m (bao gồm hai cầu vượt trực thông theo hướng vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút giao với đường Nguyễn Chí Thanh). Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục.
Dự án tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục vừa được UBND TP phê duyệt với mức đầu tư trung bình 3,2 tỷ đồng/m. Tuyến này dài 2,2km và có tổng mức đầu tư hơn 7.210 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2018 đến 2020.
Tuyến đường sẽ rộng 50 m (bao gồm hai cầu vượt trực thông theo hướng vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút giao với đường Nguyễn Chí Thanh). Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án là hơn 7.210 tỷ đồng từ ngân sách. Trong đó, chi phí xây dựng chỉ hơn 600 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng chiếm trên 5.800 tỷ đồng.
Như vậy, bình quân chi phí làm một mét đường ở tuyến Vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục gồm giải tỏa và xây lắp là 3,1 tỷ đồng. Đây sẽ là tuyến đường đắt nhất thủ đô đến nay, phá vỡ các kỷ lục trước đó.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án là hơn 7.210 tỷ đồng từ ngân sách. Trong đó, chi phí xây dựng chỉ hơn 600 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng chiếm trên 5.800 tỷ đồng.
Như vậy, bình quân chi phí làm một mét đường ở tuyến Vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục gồm giải tỏa và xây lắp là 3,1 tỷ đồng. Đây sẽ là tuyến đường đắt nhất thủ đô đến nay, phá vỡ các kỷ lục trước đó.
- Hà Nội sắp làm tuyến đường giá 3,5 tỷ đồng mỗi mét
- Đường hai tỷ đồng một mét ở Hà Nội lột xác sau 10 năm bị 'treo'
Bá Đô