Một nghiên cứu trên hơn 300 gia đình có trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi và một khảo sát trên trẻ 7-9 tuổi ở Canada cho thấy: những gia đình có cha mẹ càng ép trẻ ăn cho "tròn bữa" thì trẻ lớn lên càng có nguy cơ bị rối loạn ăn uống như chán ăn, hoặc ăn quá nhiều sinh ra béo phì.
Nguyên do là ép trẻ ăn món trẻ không muốn khiến các bé mất khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên. Bạn càng khăng khăng bắt trẻ ăn món gì, trẻ càng có khuynh hướng chống đối và đâm ra ghét món đó. Bị ép ăn lâu ngày, trẻ có thể chán ghét luôn việc ăn.
Hội thảo công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ Đông Nam Á cho thấy: 50% trẻ em Việt Nam thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng ép ăn quá mức của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.
Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ dùng thức ăn để mặc cả với cha mẹ như tuyệt thực hay nôn ói để chọc giận người lớn, khiến mẹ phải cho quà thì mới chịu ăn. Dần dần, khi lớn lên, trẻ lại tiếp tục xem việc học, việc tự lập của mình là điều kiện mặc cả với cha mẹ. Mỗi khi ép con ăn, cha mẹ căng thẳng, bực dọc bao nhiêu thì con cũng bị mệt mỏi như thế, thậm chí còn nhiều hơn. Trẻ lớn lên dễ trở thành người hay căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.

Mối quan hệ gia đình cũng vì một chén cơm, chén cháo trẻ ăn không hết mà bị hủy hoại. Điều đó thật không đáng, nhất là khi kết quả là con bạn gầy yếu vẫn hoàn gầy yếu.
Để trẻ hưởng niềm vui ăn uống, cha mẹ hãy thử làm theo những bí quyết nhỏ sau đây:
- Chọn thức ăn dinh dưỡng, cho con ăn đúng giờ, khi ăn, con phải ngồi vào bàn, còn con bạn sẽ chọn ăn món gì và ăn bao nhiêu.
- Để không gây áp lực cho cả mình và con, mẹ chỉ lấy một ít vào chén của con, con ăn hết sẽ lấy tiếp. Con ăn ít hay không ăn thì bạn nên dọn đi luôn và cho con uống sữa đủ chất dinh dưỡng để bù vào.
- Đừng nói món ăn ngon hay dở, mẹ hãy nói món ăn tốt cho sức khỏe hay không, nói con ăn món này sẽ cao, sẽ xinh đẹp như công chúa, sẽ khỏe như siêu nhân (những gì bé thích). Mỗi khi bé bị ốm, mệt, hay táo bón, mẹ hãy chỉ ra: "đó là vì con không ăn rau, không uống đủ sữa, đủ nước". Song khi trẻ đã chịu ăn, đừng ép bé ăn quá mức bé muốn.
- Với những món ăn dinh dưỡng bé không chịu ăn, chẳng hạn như rau củ quả, các nhà nghiên cứu cho thấy, cách hữu hiệu nhất là khuyến khích. Chẳng hạn cho bé tự đặt tên rau củ, nghĩ ra câu chuyện cho mỗi loại rau (ví dụ súp lơ là siêu nhân đầu to, tiêu diệt vi rút cúm). Ngoài ra, mẹ nên chế biến rau theo cách trẻ thích như cắt nhỏ và chiên với cơm, hay bọc bột rán giòn.
- Nếu trẻ từ chối ăn, mẹ hãy áp dụng chính sách "cắn thử một miếng!", nếu bé thích thì ăn tiếp, không thích thì thôi. Trẻ cần hơn 10 lần để chịu một món ăn mới, vì thế, cách vài ngày, bạn hãy cho bé thử lại.
- Kiên trì và nhất quán trong việc không ép trẻ, đừng hôm nay "ừ con không ăn nữa thì xuống khỏi bàn", hôm sau lại "chưa ăn hết thì không được xuống!" và mọi người trong nhà cũng phải đồng thuận trong việc giáo dục bé.
- Bổ sung các loại thực phẩm hoàn thiện nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của bé như Dutch Lady Complete ngay sau mỗi bữa ăn để đảm bảo bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dutch Lady Complete là một giải pháp khoa học giúp trẻ em Việt Nam hoàn thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày trong những trường hợp thiếu hụt vitamin A, B1, C, D và sắt. Mỗi ly Dutch Lady Complete có chứa một lượng: Vitamin A (beta-caroten) tương đương 43g bông cải xanh; Vitamin B1 tương đương 75g cá hồi; Protein tương đương một quả trứng35g; Sắt tương đương 160g thịt bò nạc; Vitamin D tương đương 168g nấm; Vitamin C tương đương một trái táo 231g. Các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại đây. |
Ngọc Bích