Chương trình do tổ chức Operation Smile và tập đoàn FPT phối hợp thực hiện. Đã trải qua 4 lần mổ dị tật sứt môi hở hàm ếch, bé Vũ Minh Thông (Đồng Nai) bám mẹ sợ sệt vì biết mình sắp phải phẫu thuật lần nữa để có nụ cười lành lặn. Bé Nguyễn Triều Hải Băng (7,5 tháng) bị bỏ rơi tại Tây Ninh khi mới lọt lòng, được các sư cô mang về chùa cưu mang. Từ 5h sáng, chị Võ Thị Thanh Nhàn đã đưa con trai Nguyễn Minh Thắng từ Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu lên TP HCM khám bệnh. Mẹ không biết chữ nên ông ngoại của bé phải đi cùng hai mẹ con. Mới 2,5 tuổi nhưng Thắng đã phải trải qua 2 lần phẫu thuật để tìm lại nụ cười. “Con tôi đã mổ 3 lần nhưng ăn bún, phở vẫn còn bị sặc và phát âm vẫn chưa tròn vành rõ chữ”, người bố từ Vũng Tàu chia sẻ. Mẹ là công nhân tại Bình Chánh (TP HCM), bố bỏ đi khi mới chào đời được vài ngày tuổi, Mai Sơn (5 tuổi) đã trải qua 3 lần mổ. Lần này Sơn không hề sợ sệt và háo hức phẫu thuật để “được đẹp trai hơn”. Hành trình tìm lại đôi môi xinh xắn cùng nụ cười tròn trịa của mỗi bệnh nhi như bé Huỳnh Thị Yến Linh (Châu Phú, An Giang) luôn có không ít nước mắt. Trên thế giới cứ 3 phút trôi qua lại có một trẻ sinh ra bị dị tật môi, hàm ếch. Một trong 10 trẻ mắc phải dị tật này không có cơ hội được đón sinh nhật đầu tiên. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm cứ 500 trẻ sinh ra thì có một bé bị dị tật hàm mặt. Ngoài khiếm khuyết về thể chất, các bé còn phải đối mặt với những khó khăn về tinh thần trong cuộc sống. Để phẫu thuật lần này, trẻ bị dị tật môi phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu 6 tháng tuổi, cân nặng từ 8 kg trở lên. Trẻ bị hở hàm ếch tối thiểu 18 tháng tuổi và cân nặng từ 12 kg trở lên. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, các em sẽ được xét nghiệm về răng hàm mặt, gây mê, huyết học, hóa sinh. Nếu đủ tiêu chuẩn, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí y tế phẫu thuật. Lê PhươngNụ cười là thuốc bổ cho não Sức mạnh bất ngờ của nụ cười