Nhà sáng lập Carlo Crocco
và thẩm mĩ của người Italy
 

Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, Italy là một trong những thị trường quyền lực nhất thế giới, không chỉ vì khả năng chi tiêu mà còn sở hữu thẩm mỹ và sức ảnh hưởng về phong cách riêng. Ông Carlo Crocco sinh ra trong gia đình sở hữu công ty đồng hồ lớn Binda. Muốn tách ra riêng, ông chuyển tới Geneva (Thụy Sĩ) để khởi nghiệp, lập ra công ty đồng hồ mang tên MDM Geneve vào năm 1980.

Ý tưởng của Carlo lúc đó là mang thẩm mỹ và phong cách của người Italy kết hợp cùng kỹ nghệ chế tác Thụy Sĩ. Chiếc đồng hồ đầu tiên xuất xưởng được đặt tên tiếng Pháp là Hublot (ý nghĩa trong tiếng Anh là Porthole), tức ô cửa sổ du thuyền mà người Italy yêu thích rong ruổi trên các bến cảng Địa Trung Hải mỗi mùa hè.

Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, Italy là một trong những thị trường quyền lực nhất thế giới, không chỉ vì khả năng chi tiêu mà còn sở hữu thẩm mỹ và sức ảnh hưởng về phong cách riêng. Ông Carlo Crocco sinh ra trong gia đình sở hữu công ty đồng hồ lớn Binda. Muốn tách ra riêng, ông chuyển tới Geneva (Thụy Sĩ) để khởi nghiệp, lập ra công ty đồng hồ mang tên MDM Geneve vào năm 1980.

Ý tưởng của Carlo lúc đó là mang thẩm mỹ và phong cách của người Italy kết hợp cùng kỹ nghệ chế tác Thụy Sĩ. Chiếc đồng hồ đầu tiên xuất xưởng được đặt tên tiếng Pháp là Hublot (ý nghĩa trong tiếng Anh là Porthole), tức ô cửa sổ du thuyền mà người Italy yêu thích rong ruổi trên các bến cảng Địa Trung Hải mỗi mùa hè.

Giai đoạn này, đồng hồ đeo tay vẫn thiết kế theo lối truyền thống, bên cạnh trào lưu phục hưng đồng hồ cơ thì bắt đầu nhen nhóm về thay đổi thẩm mỹ. Chiếc Hublot trở thành chủ đề của giới mộ điệu lúc bấy giờ, bởi lần đầu tiên kết hợp vỏ đồng hồ vàng khối với bộ dây đeo cao su. Ngày nay, dây đeo cao su trở thành vật liệu được yêu thích rộng rãi, nhưng ở những năm 80, vật liệu này quá khó để tưởng tượng.

Carlo Crocco dành 3 năm nghiên cứu, chế tác, làm sao tôn vinh được các đặc tính tuyệt vời của cao su tự nhiên, nhằm thích nghi ngay lập tức với cổ tay của người đeo và mang lại sự thoải mái lâu dài. Dù chiếc Hublot vỏ vàng, dây cao su của ông không nhận được sự quan tâm quá nhiều khi ra mắt tại Basel Fair năm 1980, nhưng sau đó đã thu hút nhiều khách hàng, nhà bán lẻ, người nổi tiếng, thậm chí thành viên của các gia đình hoàng gia châu Âu. Từ đó, Hublot được chọn làm tên thương hiệu.

Huyền thoại Jean Claude Biver
và triết lý hợp nhất

Carlo Crocco phát triển Hublot cho đến đầu thập niên 2000 thì bắt đầu loay hoay ý tưởng. Ông tìm đến Jean Claude Biver, nhân vật đặc biệt trong làng đồng hồ bắt đầu từ giai đoạn khủng hoảng Quarzt. Biver là người khởi xướng làn sóng phục hưng việc chế tác đồng hồ cơ truyền thống của Thụy Sĩ, bắt đầu với Blancpain, sau đó được tập đoàn Swatch mời dẫn dắt Omega. Giai đoạn này ông Biver đang tạm nghỉ và thực sự tìm kiếm một khởi đầu mới, không còn đi tái tạo những tượng đài cổ điển, mà ông muốn bắt đầu điều mới mẻ chưa từng có.

Jean Claude Biver tiếp quản Hublot với vai trò CEO năm 2004. Với tầm nhìn chiến lược và khả năng truyền cảm hứng ấn tượng, ông thúc đẩy nhân sự Hublot cùng theo đuổi triết lý "The Art of Fusion" (Nghệ thuật của sự hợp nhất). Vị CEO rất khiêm tốn khi cho rằng, ông không xây mới mà chỉ giúp khái quát lại những gì thương hiệu đã theo đuổi lâu nay.

Chiếc Hublot đầu tiên ra mắt dưới tay Carlo Crocco tiên phong trong kết hợp chất liệu vàng, một kim loại trong lòng đất với cao su tự nhiên, chất liệu trên mặt đất chưa từng được đưa vào thế giới đồng hồ để đem lại sáng tạo mới cho làng đồng hồ. Hublot nên tiếp tục phát triển "nghệ thuật kết hợp" này và không ngừng khám phá những vật liệu mới.

Dưới sự dẫn dắt của Biver, ngay trong năm 2005, hãng ra mắt bộ sưu tập mới mang tên Big Bang, cho đến nay vẫn là dòng chủ lực. Big Bang Chronograph sở hữu bộ vỏ sandwich 5 lớp và kết hợp nhiều vật liệu như titanium, carbon, ceramic, thép không gỉ… tạo thành tổng thể mạnh mẽ, thể thao, đặt nền móng khởi đầu cho Hublot có nhiều đất sáng tạo sau này.

Ngay lập tức, Big Bang giành giải thưởng Best Design (Thiết kế đẹp nhất) tại lễ trao giải Grand Prix d'Horlogerie de Genève, danh hiệu cao quý bậc nhất ngành đồng hồ cao cấp. Ngày nay, bộ sưu tập Big Bang đã phát triển nhiều phiên bản, mở rộng đa dạng chất liệu mới và vẫn luôn là một trong những bộ sưu tập được yêu thích rộng rãi nhất của Hublot, cho thấy tầm nhìn trong thiết kế của thương hiệu.

Cuộc phiêu lưu
với những ranh giới mới

Sau thành công của Big Bang giúp Hublot hồi sinh, ông Biver tiếp tục dẫn dắt hãng trở thành thương hiệu đồng hồ cao cấp đầu tiên đồng hành cùng các giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Thành công cả về thương mại lẫn hình ảnh của Hublot đã gây tiếng vang. Năm 2008, ông Carlo Crocco quyết định để thương hiệu đầu quân cho tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH. Chiến lược gia JC Biver tiếp tục giữ vị trí chủ tịch dẫn dắt Hublot tới năm 2019 khi sức khoẻ đã yếu. Cộng sự thân cận của ông là Ricardo Guadalupe tiếp tục nắm giữ vị trí CEO từ năm 2012 tới nay.

Trước đó, vào năm 2010, Hublot mua lại BNB Concept, đơn vị gồm 30 người từ nghệ nhân đồng hồ, kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên vi động lực, hóa học vi mô do kỹ sư trưởng Mathias Buttet lãnh đạo, để thành lập bộ phận Confrérie Horlogère Hublot, như một phòng thí nghiệm khép kín nằm trong nhà máy, đưa cuộc phiêu lưu trong nghệ thuật hợp nhất lên tầm cao mới.

Hai năm sau, Hublot trình làng chiếc Big Bang được tạo nên từ chất liệu kỳ lạ - Magic Gold xuất phát từ trăn trở rằng, vàng là kim loại quý được đông đảo giới mộ điệu yêu mến. Tuy nhiên, chất liệu này khá mềm nên trong sử dụng khó tránh được xước dăm, thậm chí va đập mạnh có thể dẫn tới móp méo, gây tâm lý e dè và bất tiện.

Đội nghiên cứu Hublot đã thí nghiệm kết hợp 75% vàng nguyên chất và 25% ceramic, tạo ra hợp chất Magic Gold có được độ cứng xấp xỉ 1.000 vickers, gấp hơn 2 lần vàng 18K thông thường, cứng hơn cả thép và gần như chỉ có kim cương mới có thể làm trầy xước chất liệu này. Đây thực sự là một cú nổ Big Bang của ngành đồng hồ khi lần đầu tiên một loại vàng có khả năng chống xước ra đời và được cấp bằng sáng chế 20 năm độc quyền, chỉ Hublot có khả năng khai thác.

Tạo nên bảng màu
trên Ceramic

Không thỏa mãn với thành công đầu tiên, Buttet và cộng sự tiếp tục bắt tay tạo ra vật liệu Red Ceramic Magic cho Hublot. Chất liệu này là kết quả của việc nung chảy các oxit sắt thành ceramic bằng cách nung nóng hai vật liệu với nhau ở nhiệt độ 800 độ C, sau đó thêm áp lực 600 tấn mỗi cm vuông liên tục trong 3 giờ.

Lần đầu tiên giới mộ điệu được chiêm ngưỡng ceramic ở dạng màu rực rỡ. Tạo màu cho ceramic là lãnh địa vẫn đang khai phá, trước giờ vốn dừng ở các gam màu pastel. Với việc tạo ra chất liệu ceramic màu đỏ rực chưa từng có, Hublot đã nhận bằng sáng chế.

Thương hiệu mất 4 năm để đưa ý tưởng Red Ceramic từ bản giấy trở thành hiện thực và chế tác các chi tiết của một chiếc đồng hồ bằng vật liệu đặc biệt này. Không chỉ sở hữu màu sắc nổi bật, loại ceramic mới còn có độ cứng lên đến 1500 HV1 so với độ cứng 1200 HV2 của ceramic thường.

"Với loại vàng Magic Gold, giống như Hublot giành được đai đen trong môn võ thuật. Riêng với Red Magic, chúng ta đã có được trận thắng đầu tiên cho mình. Chúng tôi đã đào sâu nghiên cứu để giờ đây tự tin làm chủ hai kỹ thuật đặc biệt này", ông Mathias Buttet khẳng định.

Làm chủ kĩ thuật chế tác Sapphire

Một trong những điểm nhấn trong hành trình sáng tạo vật liệu mới của Hublot là nỗ lực sáng tạo, đầu tư vào sản xuất sapphire với số lượng lớn. Sapphire được biết đến là một trong những vật liệu thú vị và khó chế tác nhất bởi độ cứng và độ giòn gây nhiều tỷ lệ hỏng bỏ. Giá thành đắt đỏ và rủi ro cao khiến đa số thương hiệu e dè chất liệu này. Hublot đã đầu tư nghiên cứu để làm chủ kỹ năng chế tác, cũng như đột phá trong tạo màu cho sapphire.

Từ nguyên liệu sapphire thô, hãng kết hợp với các vật liệu khác nhau như sắt, titan cho sapphire xanh và crom cho sapphire đỏ, trước khi nung nóng toàn bộ hỗn hợp. Thành tựu gần đây nhất trong mảng này là tạo ra khối sapphire màu xanh ngọc lục bảo có tên SAXEM (Sapphire Aluminium Oxide and rare Earth Mineral).

Để có được màu xanh ngọc trong suốt và rực rỡ này, các kỹ sư Hublot, những chuyên gia về nghệ thuật hợp nhất, đã kết hợp nhôm oxit, thành phần cơ bản của sapphire, cùng một số nguyên tố hiếm như thulium, holmium và chromium. Kết quả đạt được thật kinh ngạc khi chất liệu mới có độ cứng cao hơn ngọc lục bảo (loại đá quá mềm để có thể gia công) và có độ sáng lớn hơn sapphire.

SAXEM cũng cho thấy nhiều ưu điểm nổi trội khác như đảm bảo sự ổn định hơn về mặt hình dạng của bộ vỏ trong quá trình chế tác. Trong khi đó, nhờ cấu trúc tinh thể hình khối giúp đảm bảo sự đều màu về cả sắc thái lẫn cường độ màu trên bộ vỏ, dù nhìn từ bất kỳ góc độ nào.

Triết lý "The Art of Fusion" xuyên suốt cũng dẫn dắt Hublot mạnh dạn thử nghiệm và pha trộn nhiều vật liệu để tạo ra kho vật liệu độc quyền khác như King Gold (vàng và platinum), Hublonium (magie và nhôm), Texalium (sợi carbon và nhôm).

Điều đáng chú ý là Hublot được biết đến trong cải tiến các loại vật liệu song song với những bước tiến mới trong kỹ thuật nạm đá quý. Nổi bật là Invisible Setting. Kỹ nghệ này được thực hiện qua nhiều bước tỉ mỉ, từ chọn từng viên đá, cắt và đánh bóng theo vị trí cụ thể như bản thiết kế, từng viên đá được nạm chuẩn xác để không nhìn thấy bất kỳ ngạnh kỹ thuật nào.

SAXEM cũng cho thấy nhiều ưu điểm nổi trội khác như đảm bảo sự ổn định hơn về mặt hình dạng của bộ vỏ trong quá trình chế tác. Trong khi đó, nhờ cấu trúc tinh thể hình khối giúp đảm bảo sự đều màu về cả sắc thái lẫn cường độ màu trên bộ vỏ, dù nhìn từ bất kỳ góc độ nào.

Triết lý "The Art of Fusion" xuyên suốt cũng dẫn dắt Hublot mạnh dạn thử nghiệm và pha trộn nhiều vật liệu để tạo ra kho vật liệu độc quyền khác như King Gold (vàng và platinum), Hublonium (magie và nhôm), Texalium (sợi carbon và nhôm).

Điều đáng chú ý là Hublot được biết đến trong cải tiến các loại vật liệu song song với những bước tiến mới trong kỹ thuật nạm đá quý. Nổi bật là Invisible Setting. Kỹ nghệ này được thực hiện qua nhiều bước tỉ mỉ, từ chọn từng viên đá, cắt và đánh bóng theo vị trí cụ thể như bản thiết kế, từng viên đá được nạm chuẩn xác để không nhìn thấy bất kỳ ngạnh kỹ thuật nào.

Phòng thí nghiệm khoa học
tại Hublot

Thành thạo trong kiểm soát và định hình các phân tử cho phép các nghệ nhân và kỹ sư Hublot có thể "chơi đùa" với những thử nghiệm mới, tạo ra những sản phẩm điên rồ khác. "Dù chưa sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, nhưng chúng tôi đã bắt đầu ý tưởng tạo ra ceramic phát quang. Thậm chí còn thiết kế lại các nguyên tử theo ý mình và khám phá các khái niệm dường như chỉ thấy trong các phim khoa học viễn tưởng"

Những thành tựu của Hublot không chỉ gây chú ý trong lĩnh vực đồng hồ, mà còn thu hút những ngành công nghiệp liên quan như hàng không vũ trụ. Mathias Buttet và cộng sự đã tạo ra vật liệu hoàn toàn mới trong phòng thí nghiệm, với những đặc tính ấn tượng như nhẹ hơn titan nhưng cứng hơn thép cường lực, không tồn tại ở dạng tự nhiên.

Thay vì các thương hiệu đồng hồ tìm cách đưa vật liệu từ ngành công nghiệp ôtô hoặc hàng không vào chế tác đồng hồ, câu chuyện đã xoay chuyển ngược lại. Hublot trở thành đối tác khoa học và kỹ thuật của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nơi thương hiệu tham gia vào sứ mệnh không gian ExoMars từ tháng 7 năm nay, dành cho việc khám phá bề mặt Sao Hỏa.

Cụ thể, Hublot đã thực hiện công việc hiệu chuẩn trên camera độ phân giải cao sẽ được sử dụng trên xe thám hiểm Sao Hỏa mang tên Mars Rover. Với những đóng góp này, Hublot sẽ được khắc thương hiệu trên chiếc Rover.

Đây là cơ hội "có một không hai" cho hãng quảng bá logo Hublot trên thiết bị thám hiểm không gian trị giá hàng triệu đôla. Nhưng Mathias Buttet chỉ ra rằng, mục tiêu của thương hiệu không phải là để tiếp thị, mà đơn giản là Hublot muốn chinh phục những thử thách khó khăn nhất. Từ góc độ một kỹ sư và nhà khoa học, ông không phải tuýp người yêu thích cách tiếp thị ồn ào tiếp cận nhiều người nhất có thể. Thay vào đó là việc hợp tác với các nhà nghiên cứu cùng khám phá những điều tưởng chừng không thể.

Hành trình khám phá tương lai

Không thể phủ nhận Hublot là nhà sản xuất sáng tạo và tiên phong. Phía sau tên tuổi của thương hiệu tầm cỡ thế giới, cho thấy khả năng và sự hiểu biết công nghệ tiên tiến. Năm 2020 đánh dấu 40 năm thành lập Hublot, hành trình không dài nhưng đủ khẳng định thương hiệu đã xây dựng được một phần lịch sử với những thành tựu công nghệ lớn, dẫn dắt bởi những cá tính luôn tâm huyết với ngành chế tác đồng hồ cao cấp.

Điều gì sẽ nối tiếp cuộc phiêu lưu tương lai của Hublot? Theo ông Biver, nhiệm vụ chính của thương hiệu vẫn là tạo ra nhiều kiệt tác cơ khí, làm chủ các kỹ nghệ chế tác và luôn sáng tạo, đòi hỏi quá trình nỗ lực không ngừng của đội ngũ tận tâm.

Ông Mathias Buttet đã chia sẻ về một trong các dự án của thương hiệu, là hợp tác với đại học Geneva (Thụy Sĩ) và khoa khảo cổ của họ để dẫn đầu nghiên cứu, phát triển xung quanh đáy biển Antikythera ngoài khơi Hy Lạp, nơi tìm thấy cơ chế Antikythera. Hãng chế tạo máy bay không người lái dưới nước, có khả năng đi xuống độ sâu 300m, thu nhặt trầm tích và phân tích các loại oxit có trong nước. Tên của những máy bay không người lái thám hiểm này được đặt là Bubblots, hợp nhất của bubble (bong bóng) và Hublot.

Dù yêu hay ghét Hublot, giới mộ điệu không thể phủ nhận rằng, tương lai của thương hiệu đồng hồ phát triển nhanh nhất thế giới luôn mở rộng và tươi sáng. Với nhiều cải tiến kỹ thuật, cùng mối quan tâm đặc biệt của những ngành công nghiệp khác, Hublot đặt tham vọng luôn khiến công chúng ngạc nhiên.