
Một nhân viên dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm qua cho biết Paris điều tàu sân bay Charles de Gaulle đến vùng Vịnh để tham gia chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu, nhằm tiêu diệt IS ở Iraq. Tàu sân bay này là tàu nổi năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp. Ảnh: Reuters.
Một nhân viên dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm qua cho biết Paris điều tàu sân bay Charles de Gaulle đến vùng Vịnh để tham gia chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu, nhằm tiêu diệt IS ở Iraq. Tàu sân bay này là tàu nổi năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp. Ảnh: Reuters.

Charles de Gaulle bắt đầu được chế tạo vào năm 1987. Ngân sách hạn chế vì khủng hoảng kinh tế từng làm quá trình đóng tàu phải tạm dừng 4 lần trong thập niên 90, cho đến khi hoàn thành vào năm 1994. Trong ảnh, hải quân Pháp đứng gác, bảo vệ tổng thống Pháp và các lãnh đạo khác trong lễ khánh thành tàu sân bay tháng 5/1994. Ảnh: Reuters.
Charles de Gaulle bắt đầu được chế tạo vào năm 1987. Ngân sách hạn chế vì khủng hoảng kinh tế từng làm quá trình đóng tàu phải tạm dừng 4 lần trong thập niên 90, cho đến khi hoàn thành vào năm 1994. Trong ảnh, hải quân Pháp đứng gác, bảo vệ tổng thống Pháp và các lãnh đạo khác trong lễ khánh thành tàu sân bay tháng 5/1994. Ảnh: Reuters.

Trong cuộc kiểm tra khả năng đi biển cuối cùng tại Tam giác Bermuda (Tam giác Quỷ) tháng 11/2000, một cánh của chân vịt tàu bị hỏng. Telegraph gọi vụ việc là "một bước phát triển nữa" trong "chuỗi đáng xấu hổ nhất của lịch sử hàng hải Pháp".
Pháp mất nhiều tháng để sửa chữa hỏng hóc. Các nhà phê bình dự án chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II Paris không còn tàu sân bay có thể hoạt động. Trong ảnh, tàu được sửa chữa tại căn cứ hải quân Toulon tháng 12/2000. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc kiểm tra khả năng đi biển cuối cùng tại Tam giác Bermuda (Tam giác Quỷ) tháng 11/2000, một cánh của chân vịt tàu bị hỏng. Telegraph gọi vụ việc là "một bước phát triển nữa" trong "chuỗi đáng xấu hổ nhất của lịch sử hàng hải Pháp".
Pháp mất nhiều tháng để sửa chữa hỏng hóc. Các nhà phê bình dự án chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II Paris không còn tàu sân bay có thể hoạt động. Trong ảnh, tàu được sửa chữa tại căn cứ hải quân Toulon tháng 12/2000. Ảnh: Reuters.

Charles de Gaulle bắt đầu được hải quân triển khai tới Ấn Độ Dương vào năm 2001, cùng với một tàu ngầm tấn công hạt nhân và một tàu khu trục nhỏ. Trong ảnh, Charles de Gaulle đi qua kênh đào Suez, gần thành phố Ismailia. Người Ai Cập đứng xem con tàu trên một boong phà tháng 12/2001. Ảnh: AP.
Charles de Gaulle bắt đầu được hải quân triển khai tới Ấn Độ Dương vào năm 2001, cùng với một tàu ngầm tấn công hạt nhân và một tàu khu trục nhỏ. Trong ảnh, Charles de Gaulle đi qua kênh đào Suez, gần thành phố Ismailia. Người Ai Cập đứng xem con tàu trên một boong phà tháng 12/2001. Ảnh: AP.

Trong 6 tháng sau đó, tàu đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. Thuyền viên Pháp (ảnh trên) nói chuyện trước chiến đấu cơ Super Etendard trên tàu sân bay ở biển Arab, cách Afghanistan khoảng 2.500 km vào tháng 2/2002. Trước khi Charles de Gaulle lần đầu tiên được triển khai, hải quân Pháp quyết định thiết lập một hạn ngạch, đảm bảo có nữ quân nhân trong thủy thủ đoàn. Ảnh: AFP.
Trong 6 tháng sau đó, tàu đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. Thuyền viên Pháp (ảnh trên) nói chuyện trước chiến đấu cơ Super Etendard trên tàu sân bay ở biển Arab, cách Afghanistan khoảng 2.500 km vào tháng 2/2002. Trước khi Charles de Gaulle lần đầu tiên được triển khai, hải quân Pháp quyết định thiết lập một hạn ngạch, đảm bảo có nữ quân nhân trong thủy thủ đoàn. Ảnh: AFP.

Hải quân Pháp năm 2004 tổ chức diễn tập, kỷ niệm 60 năm Chiến dịch Dragoon, khi quân Đồng minh đổ bộ bờ biển Địa Trung Hải của miền nam Pháp, nơi bị Phát xít Đức chiếm đóng. Ảnh: AFP.
Hải quân Pháp năm 2004 tổ chức diễn tập, kỷ niệm 60 năm Chiến dịch Dragoon, khi quân Đồng minh đổ bộ bờ biển Địa Trung Hải của miền nam Pháp, nơi bị Phát xít Đức chiếm đóng. Ảnh: AFP.

Charles de Gaulle đóng vai trò trung tâm trong loạt tập trận định kỳ Varuna giữa Pháp và Ấn Độ. Trong ảnh, chiến đấu cơ Super Etendard cất cánh từ boong Charles De Gaulle trong một hoạt động thuộc Varuna, ngoài khơi bờ biển Goa, tháng 4/2004. Ảnh: AFP.
Charles de Gaulle đóng vai trò trung tâm trong loạt tập trận định kỳ Varuna giữa Pháp và Ấn Độ. Trong ảnh, chiến đấu cơ Super Etendard cất cánh từ boong Charles De Gaulle trong một hoạt động thuộc Varuna, ngoài khơi bờ biển Goa, tháng 4/2004. Ảnh: AFP.

Năm 2005, Charles de Gaulle cùng tàu từ 35 quốc gia tập hợp tại cảng Portsmouth, Anh, để kỷ niệm 200 năm trận Trafalgar, trận đánh mang tính quyết định trong các cuộc chiến của Napoleon. Ảnh: Reuters.
Năm 2005, Charles de Gaulle cùng tàu từ 35 quốc gia tập hợp tại cảng Portsmouth, Anh, để kỷ niệm 200 năm trận Trafalgar, trận đánh mang tính quyết định trong các cuộc chiến của Napoleon. Ảnh: Reuters.

Thông số kỹ thuật của tàu khi được triển khai làm nhiệm vụ tại Libya. Charles de Gaulle có khả năng phóng một máy bay trong 30 giây. Đồ họa: Reuters.
Thông số kỹ thuật của tàu khi được triển khai làm nhiệm vụ tại Libya. Charles de Gaulle có khả năng phóng một máy bay trong 30 giây. Đồ họa: Reuters.

Charles de Gaulle năm 2007 cập cảng Toulon để đại tu trong vòng 15 tháng. Tàu được tiếp liệu hạt nhân, một bước cần thiết sau 6 năm hoạt động và lênh đênh 900 ngày trên biển, di chuyển tương đương 12 vòng quanh thế giới, thực hiện 19.000 lần phóng máy bay. Một số bộ phận như chân vịt và kho vũ khí, bảo trì phi cơ được thay mới và cải tiến. Ảnh: AFP.
Charles de Gaulle năm 2007 cập cảng Toulon để đại tu trong vòng 15 tháng. Tàu được tiếp liệu hạt nhân, một bước cần thiết sau 6 năm hoạt động và lênh đênh 900 ngày trên biển, di chuyển tương đương 12 vòng quanh thế giới, thực hiện 19.000 lần phóng máy bay. Một số bộ phận như chân vịt và kho vũ khí, bảo trì phi cơ được thay mới và cải tiến. Ảnh: AFP.

Pháp điều tàu sân bay đến ngoài khơi bờ biển Libya để hỗ trợ chiến dịch ném bom của liên quân quốc tế, góp phần lật đổ Tổng thống Libya Muammar Gaddafi năm 2011.
Trong ảnh, tên lửa Mica được cài đặt trên một chiến đấu cơ Rafale tại boong bay của tàu Charles de Gaulle tháng 3/ 2011. Theo Defense News, hạm đội trên tàu sân bay xuất kích 1.350 lần trong hoạt động can thiệp quân sự ở Libya. Charles de Gaulle sau đó rút về để bảo trì vào tháng 8/2011. Ảnh: Reuters.
Pháp điều tàu sân bay đến ngoài khơi bờ biển Libya để hỗ trợ chiến dịch ném bom của liên quân quốc tế, góp phần lật đổ Tổng thống Libya Muammar Gaddafi năm 2011.
Trong ảnh, tên lửa Mica được cài đặt trên một chiến đấu cơ Rafale tại boong bay của tàu Charles de Gaulle tháng 3/ 2011. Theo Defense News, hạm đội trên tàu sân bay xuất kích 1.350 lần trong hoạt động can thiệp quân sự ở Libya. Charles de Gaulle sau đó rút về để bảo trì vào tháng 8/2011. Ảnh: Reuters.

Các chiến đấu cơ trên boong tàu tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hồi tháng một. Trong nhiệm vụ của Charles de Gaulle tại Iraq, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên xuất kích khi con tàu ở cách bờ biển phía bắc Bahrain 200 km về hướng Iraq. Việc sử dụng tàu sân bay này sẽ giúp giảm một nửa thời gian cho chiến đấu cơ tới Iraq, tấn công các mục tiêu IS so với việc xuất kích từ căn cứ ở UAE. Ảnh: Reuters.
Các chiến đấu cơ trên boong tàu tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hồi tháng một. Trong nhiệm vụ của Charles de Gaulle tại Iraq, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên xuất kích khi con tàu ở cách bờ biển phía bắc Bahrain 200 km về hướng Iraq. Việc sử dụng tàu sân bay này sẽ giúp giảm một nửa thời gian cho chiến đấu cơ tới Iraq, tấn công các mục tiêu IS so với việc xuất kích từ căn cứ ở UAE. Ảnh: Reuters.
Phương Thảo (Theo Business Insider)