Vụ việc thầy giáo Tuấn bị đánh sau khi tát học sinh hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, ai cũng phản đối việc đánh học sinh của thầy giáo nhưng trước khi phản đối hành động của người thầy, chúng ta cũng phải công tâm phân xét rõ ràng "công" và "tội" của đôi bên.
Mỗi người có một quan điểm khác nhau và tôi có những suy nghĩ khác so với số đông nhận định qua sự việc trên. Chúng ta thử suy nghĩ xem nếu hai bạn kia là học sinh ngoan thì liệu thầy có phản ứng vậy không?
Người thầy lúc nào cũng mong muốn mang lại kiến thức cho hoc sinh, nói cho cùng tất cả những người làm công tác giảng dạy đều cố gắng cống hiến hết mình vì chữ “tâm”.
Trước đây tôi cũng đã trải qua thời học sinh nông nổi, giờ vào đại học tôi mới thấm thía chữ tâm của người thầy dành cho học sinh như thế nào. Hành động đánh học sinh của thầy giáo cũng chỉ diễn ra trong lúc tức giận mà thôi.
Thầy cô nào cũng muốn học sinh của mình thành người, trở thành con ngoan trò giỏi, nếu người đi học biết cố gắng thì sẽ không có chuyện thầy giáo đánh học trò.
Người thầy đứng trên bục giảng truyền đạt lại kiến thức cho học trò với niềm đam mê vô bờ bến, thầy giáo sẽ vui khi học sinh của mình hiểu bài, thu về cho bản thân lượng kiến thức kha khá, đó là một trong những cách mà học trò đền đáp lại công sức của thầy cô.
Trước đây, tôi cũng từng bị thầy giáo đánh bởi do lười học. Thực ra lúc ấy tôi học cũng không đến nỗi nào nhưng vì nhác nên cuối năm thi học khi bị điểm thấp.
Thực sự lúc biết điểm học kì, tôi cũng không nghĩ mình bị điểm thấp đến vậy, môn toán tôi chỉ được 2 điểm, đứng thứ hai từ dưới lên. Tôi không thể tin vào mắt mình khi chỉ đạt số điểm như vậy.
(Xem thêm: Khóc cho thầy Tuấn, khóc cho nền giáo dục Việt Nam )
Khi thầy đọc điểm, từ trên xuống ai cũng đều được điểm cao, tôi lắng nghe kết quả của mình với niềm hy vọng. Tuy nhiên, thầy giáo bỗng nhiên thay đổi sắc mặt khi công bố điểm của tôi, điều ấy khiến tôi không thể quên được.
Thầy bất đầu “xử” những học sinh bị điểm thấp và tôi không phải là trường hợp ngoại lệ. Thầy gọi tôi lên bục giảng, thầy không nói không rằng đánh tôi hai cái thật mạnh, đó là những cú đánh làm tê tái chân tay và khiến tôi xấu hổ hơn bao giờ hết.
Lúc ấy, thưc sự tôi không còn đủ bình tĩnh để đứng trên bục giảng nữa, tôi muốn chạy thục mạng về vị trí ngồi của mình nhưng tôi không làm được. Sau lần ấy, tôi đâm ra ghét thẩy, hồi ấy vì non nớt nên tôi chỉ nghĩ được vậy thôi.
Nghĩ lại, nếu không có những cú đánh của thầy thì bây giờ tôi cũng không thể ngồi ở giảng đường đại học, không thể trở thành người đàng hoàng. Giờ đây tôi mới thấm thía được công lao của người thầy dành cho mình như thế nào, nhớ lại lúc ấy tôi thấy mình thật bồng bột, nông cạn.
>> Xem thêm: Nỗi đau của nền giáo dục