Chúng ta nên thích nghi với trật trự đô thị và điều kiện đô thị thì hơn, chứ đừng bắt "đô thị" phải thích nghi theo chúng ta. Nếu phương tiện công cộng chưa đáp ứng đầy đủ thì cấm xe thì nó cũng sẽ phát triển hài hòa cho mô hình đô thị.
Đó là sự phát triển cộng sinh theo thời gian và kế hoạch quy hoạch đô thị, không phát triển theo kiểu có bao nhiêu người dân hiện tại đang dùng phương tiện cá nhân thỉ phải phát triển theo. Vì vậy tất yếu sẽ có xu hướng thuyên chuyển của người dân từ đô thị này sang đô thị khác nếu không thích nghi được với điều kiện đô thị ở đó.
Quy luật phát triển sẽ đào thải những gì lỗi thời và đón nhận những gì ưu việt hơn. Nếu giao thông công cộng tốt hơn sử dụng xe gắn máy nói riêng và phương tiện cá nhân nói chung thì người dân sẽ tự chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.
Thử hỏi leo lên tàu điện ngồi máy lạnh mát rượi, ngắm cảnh, lại an toàn so với ngồi trên xe máy phơi mặt ra nắng, bụi, nguy hiểm mà chi phí rẻ hơn hoặc bằng hoặc đắt hơn chút, người dân sẽ chọn cái nào?
Hà Nội hay TP HCM có cấm xe máy cũng không hiệu quả. Kiểu như đẩy cái "cục" kẹt xe đó từ chỗ này qua chỗ khác. Lúc đó xung quanh khu vực cấm càng tồi tệ. Trước khi cấm thì địa phương phải có giải pháp tổng thể sao cho cái "cục" đó tan ra, hoặc "cục" đó không phình to được.
Nói thật lòng, tôi thấy đường phố nào mà ít ôtô chạy thì lúc đó chả bao giờ thấy cảnh tắc đường, kẹt xe cả.
Hạn chế phương tiện cá nhân là cần thiết với bất kỳ đô thị lớn nào. Nhưng chỉ khi phương tiện công cộng phát triển.
Hiện nay xe buýt thì lao như hung thần, buýt nhanh thì kém hiệu quả, tàu điện thì trễ hẹn 5 lần 7 lượt, đất đai thì hở chỗ nào là xây chung cư chọc trời chỗ đó
Cứ tốc độ xây chung cư trong nội đô như hiện nay, rồi đi bộ cũng tắc.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.