Bộ trưởng giao thông nêu thực trạng, một hãng taxi muốn phát triển thêm phải xin phép, trong khi đó cơ quan nhà nước không biết cụ thể bao nhiêu xe Uber, Grab chạy trên đường. Theo ông, hoạt động Uber, Grab bản chất là taxi áp dụng công nghệ trong kết nối với lái xe, chủ hãng. Vì vậy các hãng này phải đăng ký hoạt động vận tải tại Việt Nam và phải minh bạch về giá cước, nộp thuế đầy đủ cho nhà nước. Nếu Uber, Grab cho rằng họ chỉ là đơn vị kinh doanh công nghệ cao, Bộ Giao thông sẽ không quản lý mà chuyển sang Bộ Công thương.
Theo tôi ban đầu thì Grab, Uber đúng là loại hình sử dụng công nghệ để tận dụng xe nhàn rỗi, nhưng giờ không còn như vậy nữa. Về mặt giá cả, công nghệ, thái độ phục vụ thì taxi truyền thống nên học tập taxi công nghệ. Hiện tại Grab, Uber đã phát triển đến mức thành công ty vận tải thì không thể cứ mặc cái áo của công ty kinh doanh công nghệ mãi.
Và nếu vẫn duy trì được những ưu điểm của mình như công nghệ, chất lượng phục vụ thì Grab, Uber chả có lý do gì phải lo ngại không cạnh tranh được taxi truyền thống.
Tóm lại, phán quyết Grab, Uber là công ty vận tải là đúng bản chất, hy vọng các hãng taxi công nghệ sẽ tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh và người dân sẽ có lợi từ sự cạnh tranh này.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.