Năm 1799, Bá Đa Lộc mất vì bệnh tại cửa Thị Nại, Quy Nhơn trong khi cùng Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn. Thi thể ông được quàn trong hai tháng, đích thân Nguyễn Ánh chủ tang và tất cả quan viên đều viếng tang.
Sau đó, ông được đưa đi chôn trong khu vườn thuộc giáo phận Chí Hòa, sau này dân chúng quen gọi là Lăng Cha Cả. Do được trọng vọng, coi như bậc công thần nên Nguyễn Ánh cho xây khu lăng mộ Bá Đa Lộc rất bề thế.
![dung-noi-nay-truoc-la-mot-khu-vuon](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2017/10/22/lang-ba-da-loc-3061-1508664209.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-eGNj7S1Jqk6_BJNrIH78g)
Toàn cảnh Lăng Cha Cả năm 1970. Ảnh: Frederick P Fellers
Phạm Quỳnh nhân chuyến du ngoạn Nam Kỳ năm 1918 đã mô tả Lăng Cha Cả: "Lăng xây kín như kiểu một cái đình lối ta. Chính mộ Cha Cả là cái sập đá to ở giữa, xung quanh đặt cửa bức bàn. Hai cái mộ nhỏ hai bên thì bên tả là mộ cha Charbonnier, bên hữu là mộ cha Miche, mới phụ táng về sau. Trong đình trước mộ có tấm bia đá kỷ niệm cái công đức của Cha Cả... Sau lưng lăng Cha Cả có cái mộ địa chôn các cố đạo".
Còn trong tác phẩm Công giáo Đàng Trong của tiến sĩ sử học, linh mục Trương Bá Cần, viết: "Giám mục Pigneau được an táng trong một khu vườn lúc sinh thời đã có nhà nghỉ mát của người, hiện nay nằm ở đầu đường Lê Văn Sỹ nơi quen gọi là Lăng Cha Cả. Nhà Vương đã cho xây lăng trên ngôi mộ, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ ván quý, có tường bao quanh, ở phía trước là một tấm bia đá lớn ghi tiểu sử và công đức của vị giám mục".
Câu 5: Vì sao khu lăng mộ hiện nay không còn?
b. Do sự phát triển của đô thị, khu lăng được cải táng, san bằng