Lăng Cha Cả xưa là di tích lịch sử ở Sài Gòn, bên ngoài trông giống như ngôi nhà bình thường khoảng chừng một trăm thước vuông, có bình phong, bia đá, xung quanh có thêm vài chục ngôi mộ của các tu sĩ.
Sang thế kỷ 20, khu vực quanh Lăng Cha Cả dần phát triển, nhà được xây cất nhiều, khu trung tâm Sài Gòn mở rộng ra ngoại vi. Đây cũng là nơi đóng đại bản doanh Bộ Tổng tham mưu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Gần đó, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các bến xe dần mọc lên. Những năm chiến tranh, khu vực lăng được rào bằng kẽm gai, riêng ngôi nhà thờ thì xiêu vẹo, xuống cấp nghiêm trọng.
Khu lăng mộ vì thế bị thu hẹp dần thành điểm tròn nằm giữa đường.
![dung-su-phat-trien-cua-do-thi-khu-lang-duoc-cai-tang-san-bang](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2017/10/22/vong-xoay-lang-cha-ca-tan-binh-4869-1508664209.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3pQgWuKkpMWw7Ad92MBXOg)
Vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay. Ảnh: Thành Long.
Năm 1983, phần mộ được cải táng, san bằng và di cốt được trao lại cho lãnh sự Pháp. Di cốt khi về Pháp được chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères (Paris).
Đầu năm 2013, TP HCM khánh thành cầu vượt bằng thép ở đây nhằm giải tỏa sức ép do lượng xe qua lại quá đông.