Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần hai vào năm 1285, quân dân nhà Trần đã có nhiều chiến thắng lẫy lừng, trong đó có trận Chương Dương do Trần Quang Khải chỉ huy vào tháng 6/1285.
Sau chiến thắng A Lỗ do Hưng Đạo Vương chỉ huy, tiêu diệt cứ điểm đầu tiên của quân Mông - Nguyên trên phòng tuyến sông Hồng và chiến thắng Hàm Tử (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên) do Trần Nhật Duật chỉ huy, Trần Quang Khải đã cùng với các tướng lĩnh khác như Trần Quốc Toản, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền… mở cuộc tấn công đánh bại địch ở bến Chương Dương (thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội bây giờ) - căn cứ quan trọng của quân Mông - Nguyên.
Trần Quang Khải giành được chiến công lừng lẫy này năm 44 tuổi. Đây là trận đánh lớn vào bậc nhất, sau đó quân nhà Trần thừa thế tấn công giải phóng kinh đô Thăng Long và giành nhiều thắng lợi liên tiếp, chém đầu Toa Đô, bắn chết Lý Hằng, quét sạch quân xâm lược Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.
Sau khi giặc Mông - Nguyên thất bại thảm hại lần thứ hai, tên thống tướng giặc là Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn chạy và thoát chết. Thái sư Trần Quang Khải cùng vua và các tướng lĩnh trở về Thăng Long. Cảm kích trước chiến thắng hào hùng của cả dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ bất hủ, đến nay nhiều người vẫn thuộc lòng. Bài thơ được tạm dịch "Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu".
Ở cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần ba vào năm 1288, Trần Quang Khải được bố trí theo hầu cận vua Trần Nhân Tông và thượng hoàng Trần Thánh Tông. Ông cũng góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ đạo quân hùng hậu và thiện chiến của nhà Nguyên do tướng Ô Mã Nhi cầm đầu.
Câu 6: Không chỉ là tướng tài và nhà ngoại giao giỏi, Trần Quang Khải còn thể hiện tài năng trong vai trò gì?