Theo sách Danh nhân Việt Nam, Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1272 (một số tài liệu ghi là 1280), tự là Tiết Phu, người làng Lan Khê, huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau đó dời đến làng Lũng Động, Chí Linh cũng trong châu đó (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304), dưới đời vua Trần Anh Tông. Ở khoa thi năm đó, bài làm của Mạc Đĩnh Chi hay hơn cả, nhưng vì tướng mạo xấu xí (tương truyền ông lùn, đen, miệng rộng, mũi thấp, trán dô) nên mới đầu vua không muốn để ông đỗ đầu.
Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Khi mới đỗ, vua chê xấu, ông bèn làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để tự ví mình như sen. Trong bài phú có những câu dịch nghĩa như sau: Chẳng phải đào trần lý tục/ Chẳng phải như trúc cỗi mai gầy/ Cẩu kỷ tăng phòng khó sánh/ Mẫu đơn đất Lạc nào bì/ Giậu Đào Lệnh cúc sao ví được/ Vườn Linh Quân lan sá kể gì/ Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa vậy.
Vua Trần Anh Tông xem xong bài phú, rất cảm phục, khen hay, cất nhắc Mạc Đĩnh Chi lên làm thái học sinh dũng thủ, sung chức nội thư gia.
Câu 2: Mạc Đĩnh Chi làm quan dưới thời vua nào?