Mạc Cửu hay Mạc Kính Cửu (1655-1735) là thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ 18 ở Việt Nam. Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Trung Quốc gọi là Phương Thành.
Mạc Cửu gốc ở xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) sống vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680). Không thần phục nhà Thanh, năm 1671, ông mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu với khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, phái đoàn đổ bộ lên vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức giới thiệu về ông như sau: "Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có".
Câu 2: Vùng đất Hà Tiên được Mạc Cửu mở mang, khai phá đã trở nên sầm uất, giàu có, nổi bật nhất hoạt động kinh tế nào?