Năm 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Tiêu điểm trong chiến lược kinh tế của Mạc Cửu là đẩy mạnh thương mại, xây dựng thương cảng, thực thi chính sách thu thuế hàng hóa rất nhẹ, nên Hà Tiên từng là một trong những trung tâm thương mại nhộn nhịp ở khu vực lúc bấy giờ.
Ông lập ra bảy sòng bạc dọc bờ biển (gồm: Mán Khảm, Long Kỳ, Cần Bột, Hương Úc, Sài Mạt, Lình Quỳnh và đảo Koh Tral), thủ phủ đặt tại Cảng Khẩu (còn gọi là Mán Khảm, Kan Kao, Căn Khẩu, Căn Kháo, Căn Cáo).
Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc, nghĩa là vùng đất giàu có.
Vốn có óc tổ chức, Mạc Cửu chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompongsom (Chân Lạp) về tận Cà Mau.
Ông chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đã quy tụ dân cư đến Mương Khảm ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập. Sự thịnh vượng khiến cho đất này gặp tai họa.
Trong khoảng năm 1687-1688, quân Xiêm vào cướp phá Mương Khảm, bắt Mạc Cửu đưa về Xiêm ở Vạn Tuế Sơn. Sau đó, ông trốn về Lũng Kỳ, dân xiêu tán tụ về với ông ngày một đông, nhưng do địa thế chật hẹp nên ông lại trở về Phương Thành (Hà Tiên).
Câu 3: Để bảo vệ được lãnh địa, Mạc Cửu đã xin làm thuộc hạ chúa Nguyễn, điều này đúng hay sai?