Nổi tiếng là ông vua chơi bời vô độ, dâm ô nhưng những ngày đầu mới lên ngôi, vua vẫn biết nghe lời phải trái, được coi là có công trạng với đất nước. Đại Việt sử ký toàn thư nhận định về Lê Tương Dực: “Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp".
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1510, ngay khi mới lên ngôi, vua Lê Tương Dực đã trọng thưởng cho các công thần như Nguyễn Văn Lang, Lê Quảng Độ, Lê Phụ, Lê Bá Lân, Trịnh Hựu… Cũng trong năm này, vua bàn đặt quan đề lĩnh, trông nom việc quân ở bốn mặt thành, cho người canh phòng các nơi, tìm bắt kẻ gian.
Năm 1511, vua cho thấy sự cố gắng của mình trong việc vực dậy đất nước bằng việc tổ chức các kỳ thi Hội, thi Đình. Đặc biệt ở kỳ thi Đình, ông đích thân ra đề văn hỏi về đạo trị quốc. Vua còn cho trùng tu Quốc Tử Giám và làm mới nhà bia tiến sĩ để tỏ rõ sự khuyến khích nhân tài, cho khảo thí con cháu các quan viên về viết chữ và làm toán, người nào đỗ cho sung làm nho sinh ở nha môn.
Đại Việt sử ký toàn thư có trích bày ký do Đông các đại học sĩ Đỗ Nhạc soạn ca ngợi vua Lê Tương Dực “Vua thông minh xứng đáng bậc vua, sáng suốt làm gương cả nước, khôi phục quy mô xây dựng cơ nghiệp của Thái Tổ, mở rộng nền móng văn giáo thịnh trị của Thánh Tông”.
Câu 3: Chỉ lo việc nước khi mới lên ngôi, vua Lê Tương Dực sau đó đi vào con đường ăn chơi trụy lạc như vua Lê Uy Mục. Ngoài tính hoang dâm, ông còn thích làm gì để thể hiện uy quyền và cuộc sống xa xỉ?