Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm”.
Vua còn sai người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước, lại làm Cửu Trùng Đài, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền Thiên Quang cho mặc sức du ngoạn. Câu chuyện này đã được tái hiện trong vở kịch Vũ Như Tô.
Các việc làm của vua Lê Tương Dực khiến “dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc”. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấp hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ chưa làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.
Câu 4: Câu chuyện Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài được ai dựng thành vở kịch nổi tiếng?