Ngô Tất Tố là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn học có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Ông sinh ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng nền giáo dục Nho học, được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó theo học ở nhiều làng quê trong vùng.
Năm 1912, ông học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ do triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất.
Ba năm sau, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kỳ. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo, chủ yếu cho An Nam tạp chí. Song vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, ông cùng Tản Đà vào Sài Gòn.
Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kỳ nhưng Ngô Tất Tố có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới. Lúc này, ông viết báo với nhiều bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...
Ngô Tất Tố sau đó trở ra Hà Nội, tiếp tục sinh sống bằng nghề báo ở các tờ An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong... với hàng chục bút danh.
Câu 7: Ngoài công việc làm văn, viết báo, Ngô Tất Tố còn nổi tiếng trong vai trò gì?