Ngô Tất Tố để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu như các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940).
Trong tập phóng sự Việc làng, làng Việt Nam cổ xưa đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột.
Giáo sư Phan Cự Đệ trong một bài giới thiệu tuyển tập Ngô Tất Tố cho rằng, trong phóng sự Việc làng cũng như các bài tiểu phẩm, nhà văn đã tìm cách phơi trần sự thật xấu xa vì hủ tục ở nông thôn, xem đó là thứ vô lý, quái gở và đặt chính quyền thực dân trước trách nhiệm phải giải quyết.
"Thế mà hết đời này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!" (trích Cứ để cho nó chết). "Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi. Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai dám động đến nó... Lạ thay!" (trích Lớp người bị bỏ sót).
Giáo sư Phong Lê cho rằng tác phẩm đã phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay".
Trong khi đó, Lều chõng là tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố, ra mắt độc giả lần đầu ngày 10/3/1939 tại Hà Nội. Truyện kể về việc thi ngày xưa, thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành.
Ngô Tất Tố viết Lều chõng để nói lên những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những Nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.
Câu 6: Quê gốc nhà văn Ngô Tất Tố nay là tỉnh thành nào?