Trong Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam nhắc đến nhiều món ngon của đất Hà thành như phở, cốm, các loại bánh kẹo. Theo nhận xét của bạn đọc, qua những câu chữ nhẹ nhàng của nhà văn, Hà Nội xưa hiện lên khiến ai cũng phải xuýt xoa, gật gù, thèm thuồng.
Mỗi thứ quà trong Bún sườn và canh bún, Bánh đậu, Bánh khảo, kẹo lạc... được tác giả đặc tả một cách khéo léo, mang đến cho người đọc hình dung rõ nét và tinh tế nhất về phong vị Hà Nội. Trong bài Hàng nước cô Dần, ông viết về một hàng nước chè trước cửa chợ Đồng Xuân.
Cô Dần là một thiếu nữ hãy còn trẻ, cứ nghe tên cô thì đủ biết (cái lối đặt tên của cổ nhân ta nghĩ cũng thẳng thắn và thực thà mang cái tuổi trong tên mình, không cần giấu giếm). Tuy vậy cô là một thiếu nữ đảm đang. Một mình cô trông nom cái cửa hàng nước ở trước chợ Đồng Xuân, bên cạnh bà cô bán hàng xôi, và cũng như bà, cô bán hàng từ chín giờ tối, suốt đêm cho tới sáng.
Cửa hàng của cô cũng không có gì: một vài miếng trầu, một vài phong thuốc lào, một bao thuốc lá bán lẻ, vài cái bát uống nước, như cái bát uống nước ở tất cả các hàng nước Việt Nam, đặt úp xuống mặt chõng.
Nhưng hàng cô Dần có một chút đặt biệc hơn: cô không bán nước vối hay nước chè tươi. Cô bán nước chè, tôi cũng không biết chè mạn hay chè hột, chỉ biết là một thứ chè cũng dễ uống.
Câu 3: Trong truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa", thương bạn co ro giữa trời đông giá rét, chị em Sơn đã mang cho cô bé Hiên cái gì?