Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa nằm trong tập Gió đầu mùa xuất bản năm 1937. Câu chuyện bắt đầu bằng không gian của một buổi sáng mùa đông lạnh giá với hai nhân vật chính là chị em Sơn và Lan ở một phố huyện nghèo.
Sơn là đứa trẻ may mắn khi được thức dậy trong cái tung chăn ấm áp, được sưởi tay trong hỏa lò, được mẹ và chị chăm sóc kỹ lưỡng, lo cho từng "chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm". Cậu được mặc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm.
Khi hai chị em Lan và Sơn ra chợ chơi, bọn trẻ con nhà nghèo sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ quần áo mới của Sơn. Lũ bạn của Sơn ăn mặc rách, da thịt thâm tím, run lên, hai hàm răng đập vào nhau khi mỗi cơn gió lùa đến.
Còn cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm bạn chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro bên cột quản. Khi nghe Hiên nói "hết áo rồi, chỉ còn cái áo này", chị em Sơn động lòng thương.
Hai đứa trẻ hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông em Duyên - đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi - đem cho cái Hiên. Bà vú già biết chuyện, hai chị em lo mẹ đánh mắng, mãi đến tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà.
Trong khi đó, mẹ cái Hiên thấy con mặc áo mới vội vàng mang đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con, rồi bà nhẹ nhàng ôm hai con vào lòng mà bảo: "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?".
Truyện ngắn này từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình Văn học bậc phổ thông.
Câu 4: Trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ", Liên và An ở phố huyện thường chờ đợi hình ảnh và âm thanh từ loại phương tiện giao thông nào, như trông chờ một niềm vui hiếm hoi trong ngày?