Sau3 năm chịu tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học và làm thuốc ở quê nhà Gia Định. Nghề thuốc ông học được từ thầy lang đã chữa bệnh cho mình. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu được gọi là "Đồ Chiểu" từ đó. Năm 1851 Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu sáng tác văn thơ.
Theo cuốn Những người thầy trong sử Việt, đồ Chiểu được rất nhiều học trò quý mến vì tài năng, đức độ. Một môn sinh ở trường của Nguyễn Đình Chiểu vì lòng cảm mến, đã tác thành cho em gái cưới thầy giáo, để ông có người "nâng khăn sửa túi". Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu và bà Lê Thị Điền kết hôn.
Khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, gia đình Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ ở Cần Giuộc sinh sống. Tại đây, ông tiếp tục dạy học và bốc thuốc cứu người.
"Ông không chỉ trực tiếp đào tạo nên biết bao thế hệ mà còn để lại rất nhiều quan điểm về giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chính ông sớm xây dựng nên hình tượng người thầy trong truyện thơ bất hủ Lục Vân Tiên", tác giả cuốn Những người thầy trong sử Việt viết.
Câu 3: Tác phẩm thơ nổi tiếng nào của Nguyễn Đình Chiểu mà nhân vật nam chính cũng đứt đoạn chuyện thi cử, bị cảnh mù lòa trên đường về quê chịu tang mẹ?