Trang Space thông tin, Titan là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ và lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời, sau Ganymede của Sao Mộc. Nó là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có những đám mây và bầu không khí dày đặc giống như hành tinh.
Các nhà khoa học cho rằng các điều kiện trên Titan tương tự những năm đầu tiên của Trái Đất. Khác biệt quan trọng là Trái Đất ấm hơn do gần Mặt Trời hơn.
![Titan được cho là có dấu hiệu của sự sống. Ảnh: Digital Trends](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2018/05/05/sao-tho-4-1499-1525501630.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qwG4cIbyxKcLqG-cljUgrg)
Titan được cho là có dấu hiệu của sự sống. Ảnh: Digital Trends
Hydrogen cyanide (HCN) xuất hiện trong bầu khí quyển của Titan là chất hữu cơ có khả năng phản ứng với các phân tử khác hoặc với chính nó để tạo thành chuỗi polyme dài như polyimine. Polyimine có thể hấp thụ năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời và biến thành một chất xúc tác cần thiết cho sự sống.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, “xét nhiều khía cạnh, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, Titan, là một trong những môi trường giống Trái Đất nhất mà chúng tôi tìm thấy cho đến nay”.
Câu 5: Tàu vũ trụ nào của NASA kết thúc sứ mệnh khám phá Sao Thổ bằng cách đâm thẳng xuống hành tinh này, sau 20 năm được phóng lên không gian?