Ngoài Lê Trang Tông do cựu thần Nguyễn Kim đôn lên làm vua, mở đầu sự nghiệp của nhà Lê trung hưng và vị vua cuối cùng nhà Lê trung Hưng là Lê Chiêu Thống được Nguyễn Huệ (nhà Tây Sơn) đưa lên ngôi, 14 đời vua Lê còn lại đều do chúa Trịnh sắp đặt.
Cụ thể, Lê Trung Tông (vua thứ hai nhà Lê trung hưng) và Lê Anh Tông (vua thứ ba) do Trịnh Kiểm đưa lên ngôi.
Lê Anh Tông vì ghét con thứ của Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng bởi thói chuyên quyền, đã lập mưu phế bỏ Trịnh Tùng, nhưng lại bị chúa Trịnh này sát hại. Trịnh Tùng sau đó lập Lê Duy Đàm (tức Lê Thế Tông) làm vua, khi mới 5 tuổi. Hai đời vua nhà Lê tiếp sau đó, đều do chúa Trịnh Tùng định đoạt việc nối ngôi.
Suốt 200 năm với 7 đời chúa Trịnh sau đó, việc lập vua Lê, thậm chí lập hoàng hậu, thái tử, đều có sự sắp đặt của họ Trịnh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ việc này.
Câu 5: Dưới thời vua Lê - chúa Trịnh, việc họp hành triều chính để bàn định công việc quốc gia, diễn ra ở đâu?