Họ Trịnh với tư tưởng "phù Lê" nên dù kiểm soát quyền bính, vẫn giữ ngôi vua cho Lê tộc. Suốt thời kỳ đầu nhà Lê trung hưng, người họ Trịnh dốc sức tiến quân ra Bắc hòng tiêu diệt nhà Mạc, lấy lại kinh thành Thăng Long cho vua Lê.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam ghi lại rất rõ những cuộc Bắc tiến do Trịnh Kiểm - người mở đầu cơ nghiệp dòng họ Trịnh lãnh đạo, dù bệnh nặng, ông vẫn cố gắng cầm quân.
Trịnh Tùng - con thứ của Trịnh Kiểm, trong suốt 23 năm từ khi nắm quyền thay cha (năm 1570) đã không biết bao lần đưa quân ra Bắc "sống chết" cùng người họ Mạc. Đến năm 1593, quân của Trịnh Tùng đã tiêu diệt được thế lực cuối cùng của nhà Mạc, chiếm được kinh thành Thăng Long, trao lại cho vua Lê. "Sự nghiệp trung hưng triều Lê về cơ bản đã hoàn thành", "cuộc nội chiến Nam - Bắc triều chấm dứt" sách Lịch sử Việt Nam nhắc về sự kiện này.
Năm 1599, Trịnh Tùng được vua Lê Thế Tông sai người đem sách vàng tấn phong là Bình An Vương, ban ngọc tản làm vật báu lưu truyền, cấp ruộng nương. Thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh chính thức bắt đầu từ đây.
Câu 4: Các chúa Trịnh đã thao túng việc nối ngôi của vua Lê như thế nào?
a. Nhờ triều đình phương Bắc tạo sức ép, chọn vua Lê theo ý của họ Trịnh