Tên gọi Đông Quan do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị kinh đô của nước Việt, ví kinh đô nước Việt chỉ là "cửa quan phía Đông" của nhà nước phong kiến Trung Hoa. Năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly, đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên là Đông Quan.
Đông Đô nghĩa là kinh đô ở phía Đông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1379) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (từ Hồ Hán Thương) coi phủ đô là Đông Đô". Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô".
Đông Kinh được nhắc đến trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh".
Bắc Thành được ghi trong cuốn Đường phố Hà Nội rằng đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung, 1787-1802), vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế) nên gọi Thăng Long là Bắc Thành.
Câu 5: Tràng An, Long Biên được coi là những tên gọi không chính quy của Hà Nội có đúng không?