Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được đánh giá là áng thiên cổ hùng văn, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm.
Bài Hịch mở đầu bằng những ví dụ về các bậc anh hùng trung nghĩa đã lấy thân mình chết thay cho vua để răn dạy quân sĩ. "Ta từng nghe, Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu giơ lưng chịu giáo che chở cho Chiêu vương; Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt lấy tay cứu nạn cho nước; Kính Đức - một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoái khỏi vòng vây Thế Sung... Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng chết uổng nơi xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, để cùng bất hủ với đất trời?"...
Hịch tướng sĩ đồng thời chỉ ra tội ác của quân Nguyên Mông: "... ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, ỷ cái thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. Thác lệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau...".
Quốc Tuấn chia sẻ nỗi uất ức, căm thù giặc đến "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt..." của bản thân, đồng thời phê phán nghiêm khắc thói ăn chơi hưởng lạc, thái độ bàng quan của một số tướng sĩ. Chỉ ra điều chính nghĩa, lẽ thiệt hơn cho binh sĩ khi mất nước, Trần Quốc Tuấn đã hiệu triệu tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm. (Toàn văn bài Hịch)
Sách Đại Việt sử ký đã nhận xét: "Ông (Trần Quốc Tuấn) có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa... Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên".
Với những chiến công hiển hách trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, năm 1289, Trần Quốc Tuấn được phong làm Hưng Đạo Đại Vương.
Câu 5: Trần Quốc Tuấn đã đối xử thế nào với phó tướng Trần Khánh Dư - người mang tội thông dâm với con dâu của mình?