Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai, khi thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương đã giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Khánh Dư. Người này trước đây đã mắc tội thông dâm với con dâu của Trần Quốc Tuấn. Khánh Dư bị vua xử tội đánh chết, nhưng vì là Nghĩa nam thiên tử nên được ngầm dặn đánh không quá đau. Nhờ thế, qua 100 gậy, ông vẫn sống.
Theo luật thời đó, qua 100 gậy mà không chết nghĩa là trời tha. Khánh Dư vì thế được miễn tội chết nhưng bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản phải trở về quê ở Chí Linh (Hải Dương) làm nghề bán than.
Là thủy tướng có tài ba, Trần Khánh Dư sau này được vua Trần Nhân Tông phục chức, phong làm phó tướng quân trấn giữ Vân Đồn. Khi được Quốc Tuấn giao trọng trách trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai, Khánh Dư lập công lớn, đánh chiếm được đoàn thuyền vận tải quân lương, khí giới của giặc, bắt được nhiều tù binh.
Cũng có hiềm khích với Thượng tướng quân Trần Quang Khải nhưng vì việc chung của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã chủ động làm lành. Sách Đại Việt sử ký chép: "Một hôm, Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Quang Khải vốn sợ tắm gội, Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải: Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm, rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: Hôm nay được tắm cho Thượng tướng. Trần Quang Khải cũng nói: Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho. Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng tốt".
Câu 6: Sứ nhà Nguyên là Sài Xuân khi đến Đại Việt rất ngông nghênh, không chịu tiếp Thượng tướng Trần Quang Khải. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sau đó đã làm gì để Xuân phải đứng dậy vái chào?