Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai, trước thế giặc mạnh như chẻ tre, Trần Thánh Tông từng vờ bảo Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng".
Trần Quốc Tuấn trước lúc ấy đã được tiến phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, ông sai chọn các quân hiệu có tài chỉ huy, chia đi nắm giữ các đơn vị. Quốc Tuấn đồng thời điều các quân của vương hầu, duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu (tức bến sông Hồng phía trên cầu Long Biên, gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung yếu khác.
Khi cuộc kháng chiến chính thức xảy ra (năm 1285), Trần Quốc Tuấn chỉ huy, trực tiếp đánh tan quân giặc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Hưng Đạo Vương lại giao chiến với Thoát Hoan và Lý Hằng ở Vạn Kiếp, đánh bại được, giặc chết rất nhiều". Thái tử đồng thời là tướng nhà Nguyên - Thoát Hoan, trong trận chiến này, phải chui vào ống đồng trốn về nước.
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba, quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, lại một lần nữa thắng lợi vẻ vang. Sách Đại Việt sử ký còn ghi lại trận chiến nổi bật nhất mà Quốc Tuấn làm thống soái - trận Bạch Đằng rằng:
"Tháng 3, ngày 8 (năm 1288), quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết... Quân Nguyên đết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả".
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Quốc Tuấn cũng tham gia với vai trò tiết chế quân thuỷ bộ giữ biên giới.
Câu Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác là của thái sư Trần Thủ Độ nói với vua Trần Thái Tông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất.
Câu Ta thà làm ma đất Nam còn hơn là vương đất Bắc là của Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng khi bị giặc Nguyên bắt trong kháng chiến lần hai.
Câu 4: Đâu là tác phẩm văn chương nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn để khích lệ tinh thần quân sĩ trong kháng chiến chống giặc Nguyên Mông?