Vì vợ mình bị ép trở thành hoàng hậu của vua Trần Thái Tông, An Sinh vương Trần Liễu mang lòng hậm hực. Ông tìm những người tài nghệ để dạy võ lược, kinh sách cho Trần Quốc Tuấn.
Sách Đại Việt sử ký chép: Lúc sắp mất, An Sinh cầm tay Quốc Tuấn dặn: "Con không vì cha lấy được thiên hạ thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi nhớ điều đó, nhưng không cho là phải.
Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Hai người can ông: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu...". Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Một hôm Trần Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?". Hưng Vũ Vương trả lời: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ". Trần Quốc Tuấn ngẫm là phải.
Hôm khác, ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ". Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra", định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Ông dặn: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".
Câu 3: Đâu là câu nói nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn thể hiện ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc Nguyên Mông, bảo vệ bờ cõi đất nước?
a. Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác