Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 mất năm 1442, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội).
Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo với vai trò là mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, soạn thảo văn thư ngoại giao.
Năm 1442, do bị hàm oan, gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, nhà thơ, nhà địa lý, nhà ngoại giao. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài Nam Quốc sơn hà thời Lý; Quân trung từ mệnh tập - tập hợp văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Ở lĩnh vực địa lý, ông là tác giả bộ Dư địa chí, bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam. Ở lĩnh vực thơ phú, Nguyễn Trãi để lại rất nhiều tác phẩm như Ức Trai thi tập (tập thơ bằng chữ Hán, gồm 105 bài thơ), Quốc âm thi tập (tập thơ bằng chữ Nôm, gồm 254 bài thơ), Chí Linh sơn phú (bài phú bằng chữ Hán), Băng Hồ di sự lục (thiên tản văn bằng chữ Hán)…
Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới, đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm một cách trang trọng tại Việt Nam và nhiều nước khác.
Ở quê Chí Linh (Hải Dương), hiện có đền thờ Nguyễn Trãi, nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Câu 2: Tỉnh Hải Dương còn là quê hương của trạng nguyên nào dưới đây?
a. Mạc Đĩnh Chi
b. Lê Văn Thịnh