Nhà mồ là nét đặc trưng trong đời sống văn hóa sinh hoạt tâm linh của người dân Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Gia Rai. Theo cuốn Tìm về cội nguồn văn hóa núi, cộng đồng ở đây quan niệm chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác. Bởi vậy, người sống sẽ làm nhà mồ, chia của cải và thực hiện nghi thức sinh thành cho người chết.
Hiện nay việc tổ chức nghi thức sinh thành cho người chết, thông qua hình thức giao hoan - trai gái được tự do quan hệ tình dục, đã không còn. Tuy nhiên, dấu ấn của nghi thức này vẫn thể hiện đậm nét trên các tượng gỗ - thứ không thể thiếu và trở thành đặc trưng của nhà mồ Tây Nguyên.
"Thông thường, ở hai bên cửa nhà mồ đều có một cặp tượng trai gái đang phô bày cơ quan sinh dục hoặc giao hoan. Đứng bên cặp trai gái là tượng đàn bà chửa, còn các góc quanh rào là tượng những hài nhi trong tư thế ngồi... Người Tây Nguyên tạc các tượng mồ để những người đó đi hầu cho người chết ở thế giới bên kia", sách viết.
![Nhà mồ Gia Rai được tái hiện tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2018/11/30/nha-mo-gia-rai-5120-1543576722.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=grHKQ0Ep5JU5Zs0ohAArBQ)
Nhà mồ Gia Rai được tái hiện tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam.
Tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cho biết, thông thường quanh mỗi nhà mồ người Gia Rai có 27 tượng gỗ nhô lên nối tiếp liền với những cột chính, để liên kết với hàng trăm khúc gỗ tròn nhỏ dựng thành hàng rào.
Tượng gỗ được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết. Nội dung tượng gỗ phong phú, phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người dân tộc Gia Rai, đặc biệt là thể hiện sự sinh sôi nảy nở của một cuộc sống ở bên kia thế giới qua hình ảnh nam nữ giao hoan.
Câu 5: Người Gia Rai thực hiện lễ tạ ơn cha mẹ khi nào?