Chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng của Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km. Đây là chùa lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích hơn 500 ha, bao gồm khu chùa cổ và chùa mới xây dựng.
![]() |
Một góc chùa Bái Đính. Ảnh: Tổng cục du lịch |
Khu chùa Bái Đính cổ có tuổi đời trên 1.000 năm, tọa lạc trên một ngọn núi cao 187 m. Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ phát triển của Phật giáo thời xưa.
Khu chùa Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003 với nhiều hạng mục, như: cổng Tam Quan nội, ngoại; điện Tam Thế; điện Pháp chủ; điện Quan Thế Âm; Bảo tháp; Tháp chuông...
Tại khu chùa mới này, nhiều kỷ lục được xác lập như hành lang La Hán dài nhất Việt Nam với chiều dài 3 km và 234 gian; chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 pho tượng có chiều cao trung bình 2 m, nặng 4 tấn; giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt, nghìn tay bằng đồng lớn nhất Việt Nam nặng 80 tấn, cao 9,57 m; tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn; chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất với 100 cây được chiết từ Ấn Độ...
Với những kỷ lục đó, chùa Bái Đính không chỉ là niềm tự hào của các tín đồ Phật Giáo Việt Nam, người dân tỉnh Ninh Bình mà còn cả người dân cả nước.
Câu 4: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là di sản gì?