Mâu thuẫn giữa Nguyễn Hoàng và họ Trịnh trở nên gay gắt sau khi hai họ cùng đánh bại nhà Mạc.
Theo Lịch sử Việt Nam, từ khi vào trấn thủ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng đã lo thực hiện ý đồ cát cứ và củng cố địa vị thống trị của dòng họ ở mảnh đất phía nam. Tuy nhiên, họ Nguyễn rất được tin tưởng vì luôn thực hiện thuế khóa đầy đủ và giữ được mối quan hệ thân thuộc với vua Lê, chúa Trịnh.
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, quyền hành trao cho Trịnh Tùng, nội bộ Nam triều xảy ra lục đục, quân Mạc mở nhiều cuộc tấn công vào vùng Thanh - Nghệ. Lúc này, vua Lê giao cho Nguyễn Hoàng làm trấn thủ cả hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Nguyễn Hoàng luôn tỏ ra thần phục họ Trịnh và góp nhiều công đánh bại các cuộc nổi dậy của nhà Mạc ở vùng đất ông trấn thủ.
Năm 1592, họ Trịnh đánh đổ triều Mạc, chiếm lại được Thăng Long, đón vua Lê trở về kinh thành. Tuy nhiên, dư đảng họ Mạc vẫn còn và nổi lên chống phá khắp nơi. Nguyễn Hoàng đã thân chinh từ Thuận Quảng ra Bắc để yết kiến vua Lê và cùng họ Trịnh đàn áp tàn dư họ Mạc. Nguyễn Hoàng lập được nhiều chiến công, giúp đỡ họ Trịnh củng cố địa vị thống trị.
Nhưng khi triều Mạc - kẻ thù chung đã bị đánh bại thì mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh và Nguyễn lại trở nên sâu sắc. Trịnh Tùng thấy Nguyễn Hoàng có công to, đánh dẹp bốn phương đều thắng nên đem lòng ghen ghét, muốn giữ lại để kiềm chế, không cho trở về trấn.
Sau tám năm bị quản thúc, năm 1600 lấy lý do đi dẹp loạn ở cửa biển Đại An (Nam Định), Nguyễn Hoàng thừa cơ vượt biển trốn về Thuận Quảng, bắt đầu thực hiện chính sách cai trị mới, dần dần tách khỏi sự ràng buộc của họ Trịnh.
Câu 5: Trong quá trình xây dựng cát cứ, Nguyễn Hoàng đã mở rộng bờ cõi và làm chủ được một vùng đất rộng lớn. Vùng đất đó thuộc phần nào của Việt Nam?