Theo bài viết của PGS.TS Đỗ Bang trong cuốn Nguyễn Hoàng - Người mở cõi, Nguyễn Hoàng có ba lần dịch chuyển nơi đóng dinh nhưng cuối cùng ông vẫn lựa chọn đất Quảng Trị.
Năm 1558, sau khi vào trấn thủ Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã chọn đóng dinh tại xã Ái Tử, còn gọi là dinh Ái Tử, nay thuộc Triệu Phong, Quảng Trị.

Tượng người dân làng Ái Tử dâng nước biếu tặng cho Nguyễn Hoàng ngày mới vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Ảnh: CAND
Đến năm 1570, ông quyết định chuyển dinh về đóng tại làng Trà Bát, cách dinh Ái Tử 2 km về phía đông bắc, lấy lợi thế nguồn nước sông Thạch Hãn và sông Ái Tử để sinh hoạt, vận chuyển và phòng thủ.
23 năm sau, Nguyễn Hoàng ra Bắc yết kiến vua Lê và ở lại hơn tám năm để cùng họ Trịnh đàn áp các hoạt động chống đối của triều Mạc. Khi trở về Thuận Hóa, ông quyết định chuyển dinh từ Trà Bát về phía nam làng Trà Bát và phía đông làng Ái Tử, lập Dinh Cát.
Như vậy, trong 55 năm dựng nghiệp chúa, Nguyễn Hoàng nhiều lần ra Bắc, đi vào miền núi Ngự sông Hương, qua đèo Hải Vân, vào miền đất Quảng khảo sát hình thế núi sông, sắp đặt lại địa giới hành chính, nhưng ông vẫn chọn Quảng Trị để đặt căn cứ và đã cân nhắc qua ba lần dịch chuyển.
Câu 4: Mâu thuẫn giữa Nguyễn Hoàng và họ Trịnh trở nên gay gắt hơn khi nào?