Sách Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội thế kỷ 17-18 ghi: "Ngoại thương đã trở thành yếu tố quyết định trong tốc độ phát triển của Đàng Trong. Ngoài thương nghiệp, không có gì khác có thể giúp họ Nguyễn xây dựng một cách nhanh chóng vùng đất ít nhân lực này".
Để đưa Đàng Trong phát triển, Nguyễn Hoàng đã cho mở mang ngoại thương, hướng tầm nhìn ra biển. Theo Đại Nam thực lục, dưới thời Nguyễn Hoàng, “thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi đô hội lớn”.
Chúa Nguyễn Hoàng đã vượt qua tư tưởng “trọng nông ức thương” thời bấy giờ. Ông quan tâm đến hoạt động ngoại thương tại cảng thị Hội An. Sau một thời gian suy thoái kéo dài từ năm 1306 đến năm 1558, trải qua các giai đoạn dưới thời nhà Trần, nhà Hồ và nhà Lê thì phải đến thời Nguyễn Hoàng, cảng thị Hội An mới hồi sinh trở lại nhờ đường lối mở cửa buôn bán với nước ngoài. Vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, thuyền buôn Nhật đã đến Hội An.
Để chủ động “xúc tiến thương mại”, khuyến khích thương gia Nhật Bản đến buôn bán với Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã viết nhiều thư trao đổi, bàn bạc chuyện buôn bán với chính phủ Tokugawa của Nhật Bản. Nguyễn Hoàng còn nhận phái viên của Nhật là Hunamoto Yabeije làm con nuôi.
Câu 7: Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời. Ông để người con nào kế vị?