Thành cổ Quảng Trị nằm bên dòng sông Thạch Hãn ở trung tâm thị xã Quảng Trị. Theo Đại Nam nhất thống chí, tòa thành được xây dựng từ đầu thời vua Gia Long nhà Nguyễn ở địa phận huyện Đăng Xương, sau được dời đắp đến xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng. Đến năm 1827, đời vua Minh Mạng, thành được xây dựng lại bằng gạch. Đây chính là tòa thành còn lại những dấu tích đến ngày nay.
Đài tưởng niệm ở giữa Thành cổ Quảng Trị ngày nay. Ảnh: Hoàng Táo |
Thành cổ Quảng Trị ghi dấu ấn đặc biệt với cuộc chiến đẫm máu suốt 81 ngày đêm của hàng chục nghìn chiến sĩ cả nước và người dân Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm đó (từ 28/6 đến 16/9/1972), hàng trăm tấn đạn bom của giặc Mỹ đã trút xuống, gần như san phẳng tòa thành cổ cùng cả thị xã Quảng Trị.
Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 9/8/1972 viết: “Trong 81 ngày đêm, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có một đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay một đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót”.
Mặc dù bị bom đạn cày xới, phá hủy, song Thành cổ Quảng Trị vẫn là một trong số rất ít thành cổ Việt Nam còn giữ được cấu trúc thành lũy rõ ràng với hệ thống tường thành, cổng thành, hào nước. Ngày nay, thành cổ trở thành đất tâm linh. Hàng năm, hàng trăm nghìn lượt người đến đây thăm lại chiến trường xưa, du khách trong và ngoài nước đến thắp hương tưởng niệm.
Câu 4: Nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất Việt Nam ở Quảng Trị có tên là gì?