Địa đạo Vịnh Mốc thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh. Hệ thống địa đạo này nằm trong một quả đồi đất đỏ bazan trên bờ biển, cách bãi tắm Cửa Tùng 7 km về phía Bắc và đảo Cồn Cỏ 30 km về phía Tây.
Vào những năm 1965, trước sự tàn phá của không quân và pháo binh Mỹ, vùng quê Vịnh Mốc bị hủy diệt hoàn toàn. Với ý chí "một tấc không đi, một ly không rời", quân và dân Vĩnh Linh đã chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất. Họ đã kiến tạo một hệ thống làng hầm đồ sộ, độc đáo mà địa đạo Vịnh Mốc là minh chứng sinh động nhất.
Trong gần 2.000 ngày tồn tại, địa đạo Vịnh Mốc đã đón 17 em bé chào đời. Ảnh: Hoàng Táo |
Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc được xây dựng trong khoảng từ năm 1965 đến năm 1967 với 3 tầng ở độ sâu khác nhau, dài 1.700 m với 13 cửa ra vào. Địa đạo có không gian sinh sống của người dân (các căn hộ đủ chỗ cho 3-4 người ở); kho vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực; cơ quan của Đảng và chính quyền, các công trình công cộng như hội trường (sức chứa hơn 50 người), nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, trạm gác, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm thông tin...
Để xây dựng được hệ thống địa đạo đồ sộ như vậy, quân và dân Vịnh Mốc đã mất 18.000 ngày công, đào và vận chuyển 6.000 m3 đất đá trong mưa bom bão đạn. 17 em bé đã chào đời an toàn dưới địa đạo.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, địa đạo Vịnh Mốc được công nhận là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút đông đảo du khách khi đến thăm Quảng Trị.
Hai phương án còn lại, địa đạo Củ Chi ở TP HCM; địa đạo Nhơn Trạch thuộc Đồng Nai.
Câu 3: Thành cổ Quảng Trị là nơi diễn ra trận chiến ác liệt bậc nhất giữa Việt Nam và Mỹ năm 1972. Trận chiến nổi tiếng đó diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?