Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở trung điểm trên hành trình từ Bắc vào Nam, được ví như điểm tỳ vai gánh hai đầu đất nước.
Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, thuộc tỉnh Quảng Trị. Đây là hai "nhân chứng lịch sử" mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước suốt hơn 20 năm.
Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng. Sông dài gần 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải ở km735 trên quốc lộ 1A. Cầu nối liền thôn Hiền Lương (thuộc xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh) ở bờ Bắc và thôn Xuân Hòa (thuộc xã Trung Hải, Gio Linh) ở bờ Nam. Cầu được dựng bằng gỗ năm 1928 với mục đích ban đầu dành cho người đi bộ. Sau nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, năm 1952, Pháp cho xây dựng lại cầu Hiền Lương với trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép và mặt lát bằng gỗ thông.
Sau Hiệp định Geneve (năm 1954), cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời thuộc khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền đất nước.
Ngày 2/8/1967, cầu Hiền Lương bị bom Mỹ đánh sập. Để phục vụ chiến trường miền Nam, năm 1974, một cây cầu mới được xây bằng bê tông cốt thép với ý nghĩa cây cầu thống nhất non sông. Năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải đã cho xây dựng cây cầu mới dài gần 230 m, rộng 11,5 m nằm ở phía Tây cầu cũ. Tại chân cầu cũ, cây cầu giai đoạn 1952-1967 được phục chế nguyên dạng làm điểm tham quan cho du khách.
Câu 2: Địa đạo nổi tiếng nào của Việt Nam nằm ở Quảng Trị?