Trở về quê năm 1782 thì đúng một năm sau, Lê Hữu Trác viết xong tác phẩm Thượng kinh ký sự bằng chữ Hán. Đây là tập bút ký đặc sắc của ông, kể lại hành trình lên kinh chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán.
Ngòi bút của Lê Hữu Trác được đánh giá là kín đáo mà tinh tế. Sách Kể chuyện Danh nhân Việt Nam viết: Ông có vẻ không phê phán một cái gì, song những sự việc mà ông vạch ra một cách chân xác tự nó đã có một ý nghĩa phê phán sâu sắc. Hình ảnh phủ chúa hiện lên xa hoa, cầu kỳ, song những con người trong đó, từ chúa đến đám quan lại… tất cả như vô nghĩa và đầy bệnh tật. Không thấy người nào có năng lực và bản lĩnh. Họ đi đứng trịnh trọng, nói năng kiểu cách, cái gì cũng có vẻ biết nhưng không biết cái gì đến nơi đến chốn.
Tập bút ký cũng phác họa chân dung Lê Hữu Trác rất rõ ràng. Ông trung thực, luôn xa lánh xã hội quan tước, thờ ơ với danh lợi, khinh ghét những kẻ ăn trên ngồi chốc nhưng cũng rất chân thành trong tình cảm với bằng hữu, người thân, với những người bệnh nghèo nơi thôn dã mà ông hết lòng cứu chữa.
Câu 7: Lê Hữu Trác qua đời ở đâu?