Từ năm 1923 đến 1930, Nguyễn Đổng Chi theo học tại các trường tiểu học ở Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới; học trung học tại Vinh và học chữ Hán, chữ Nôm tại nhà.
Năm 1934, ông theo anh trai lên Kon Tum nghiên cứu và cùng viết sách về tộc người Ba Na. Một năm sau đó, ông làm phóng viên cho tờ Thanh - Nghệ - Tĩnh - một tuần báo ở Vinh, cộng tác với nhiều báo chí trong Nam ngoài Bắc, bắt đầu viết truyện với biệt hiệu Nguyễn Trần Ai.
Năm 1937, ông viết phóng sự Túp lều nát gây được tiếng vang và bị mật thám Pháp theo dõi. Túp lều nát làmcho giới nghiên cứu ngạc nhiên và cảm phục. PGS.TS Trần Hữu Tá, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM, nhận định: "Không có phóng sự nào viết về tầng lớp nông dân dưới ách địa chủ cường hào phong kiến trước năm 1945 có được cái nhìn sắc sảo và thái độ dũng cảm, quyết liệt như vậy".
Cũng trong năm đó, Nguyễn Đổng Chi cùng anh là Nguyễn Kinh Chi đi tìm hiểu đời sống người dân ở Kon Tum và viết công trình Mọi Kon Tum. Tập sách khi ra đời được xem là công trình điều tra, khảo sát sớm nhất về người Ba Na, được nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp là Georges Condominas rất trân trọng. Cuốn sách sau này được tái bản với tên Người Ba Na ở Kon Tum.
Tiểu thuyết Gặp lại một người bạn nhỏ được Nguyễn Đổng Chi khởi thảo từ năm 1949 cũng được đánh giá cao với chất liệu tươi nguyên, nóng hổi của những ngày cầm súng được ông tái hiện qua hơn 200 trang sách.
Câu 6: Quê ông Nguyễn Đổng Chi ở đâu?