Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn lập nghiệp năm ông 21 tuổi, lúc đầu làm ở Sở đạc điền, rồi làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận.
Khoảng đầu năm 1935, gia đình phát hiện dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông. Hàn Mặc Tử lại không quan tâm vì cho rằng nó là chứng phong ngứa gì đó không đáng kể.
Năm 1936, ông xuất bản tập thơ Gái quê, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai. Được mời làm chủ bút cho tờ Phụ nữ tân văn, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình.
Năm 1938-1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội, rồi được đưa vào trại phong với tình trạng bệnh đã nặng, toàn thân khô cứng. Ông mất năm 1940, khi bước sang tuổi 28.
Tuyển tập Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 mới cập nhật được tập Gái quê. Hai tác giả đã viết về nỗi đau đớn của Hàn Mặc Tử những ngày cuối đời:
Tôi nghĩ đến người đã sống trong túp lều tranh phải lấy bì thư và giấy nhựt trình che cho mái nhà đỡ dột. Mỗi bữa cơm đưa đến người không sao nuốt được vì ăn khổ quá. Cảnh cơ hàn ấy và chứng bệnh kinh khủng đã bắt người chịu bao nhiêu phũ phàng, bao nhiêu ruồng rẫy. Sau cùng người bị vứt hẳn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hết thảy mọi người thân thích. Tôi nghĩ đến bao nhiêu năm người bó tay nhìn cảnh thể phách lẫn linh hồn tan rã.
Câu 4: Thôn Vĩ Dạ, một làng quê được nhiều người yêu thơ biết đến qua tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, nằm ở tỉnh nào?