Đây thôn Vĩ Dạ nằm ở phần một tập Thơ điên của Hàn Mặc Tử, được sáng tác khi ông đã mắc bệnh nặng, vì thế mang một vẻ đượm buồn sâu sắc. Bài thơ được giới nghiên cứu đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu.

Thôn Vĩ Dạ. Ảnh: Wikipedia.
Vĩ Dạ là một làng ven phố được bao bọc bởi hai dòng Hương Giang và Như Ý ở phía Bắc và phía Tây của Huế. Thôn ngày xưa rợp màu xanh của nương ngô, khóm trúc, vườn cau đôi bờ sông.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Theo một giai thoại, hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử thầm yêu trộm nhớ đơn phương cô gái người Huế, con ông chủ sở. Sau đó, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái theo gia đình về Vĩ Dạ.
Một hôm, do sự gợi ý của người em họ vốn là bạn của Hàn Mặc Tử, cô gái đã gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp phong cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ mắc hiểm nghèo.
Lời thăm hỏi không ký tên, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng, và gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử.
Câu 5: "Ai mua trăng tôi bán trăng cho" là câu thơ nằm trong tác phẩm nào của Hàn Mặc Tử?