Cuộc khởi nghĩa mới phát động được ít ngày thì Tổng binh nhà Minh là Lý Bân đã phái đô đốc Chu Quảng đem quân từ Tây Đô lên vây quét. Do tương quan lực lượng chênh lệch, lại chưa có kinh nghiệm chiến đấu, Lê Lợi phải rút quân lên vùng rừng núi trên bờ sông Khả Lam, thuộc xứ Mường Mọt, sau đó đến Trịnh Cao, giáp Ai Lao. Tuy nhiên, vùng này dân thưa, lương ít, không người qua lại, Lê Lợi bèn đưa quân đến đóng ở núi Chí Linh.
Nghĩa quân của Lê Lợi định dựa vào địa thế hiểm trở của vùng đất này để tạm tránh cuộc truy đuổi của giặc. Nhưng quân Minh vẫn đuổi theo với lực lượng lớn vây chặt núi Chí Linh, phong tỏa các đường lên xuống trong hơn 10 ngày khiến nghĩa quân gặp nhiều khó khăn. Đại Việt thông sử viết, "hơn 10 ngày chỉ ăn củ nâu và mật ong, người ngựa đều khốn đốn".
Trong lúc nguy nan đó, Lê Lợi họp bộ tham mưu nghĩa quân bàn kế giải vây. Ông hỏi các tướng "Bây giờ ai có thể làm như Kỷ Tín ngày xưa, để ta ẩn náu trong rừng núi, mưu tính cử sự về sau". (Kỷ Tín là tướng của Lưu Bang. Khi Lưu Bang bị bao vây, ông đã đóng giả làm Lưu Bang ra cửa thành xin hàng. Lưa Bang nhờ đó mà thừa cơ lẻn thoát).
Khi đó, nghĩa sĩ của Lê Lợi là Lê Lai xin tình nguyện hy sinh để cứu Lê Lợi và giải vây nghĩa quân. Lê Lai đổi áo, giả làm Lê Lợi đem 500 quân và hai con voi chiến ra trận, tự xưng là chúa Lam Sơn đánh nhau với quân Minh. Ông cùng các nghĩa binh chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh anh dũng. Quân Minh cho rằng đã giết được Lê Lợi và dẹp tan cuộc khởi nghĩa nên kéo quân trở lại Tây Đô.
Câu 4: Trước khi bắt đầu cuộc tiến quân chiến lược vào phía nam, Lê Lợi đã có kế sách gì để củng cố lực lượng, chế tạo binh khí?
b. Chia hai nghĩa quân để vừa đối phó, vừa chuẩn bị lực lượng, binh khí