Trong những năm 1419-1420, phong trào đấu tranh chống quân Minh của nhân dân Đại Việt lan rộng khiến nhà Minh phải chia quân đi đối phó, đàn áp. Nghĩa quân Lam Sơn có điều kiện củng cố lực lượng. Vì vậy, giai đoạn 1420-1423, quân Minh liên tục tập trung lực lượng lớn càn quét nhiều vùng căn cứ của nghĩa quân, nhưng bị phục kích nhiều trận, binh tướng nhà Minh tổn hao đáng kể.
Mặc dù giành nhiều thắng lợi lớn nhưng nghĩa quân Lam Sơn không tránh khỏi tổn thất nặng nề. Điều này khiến Lê Lợi phải quyết định đưa nghĩa quân tập trung về căn cứ Chí Linh, xây dựng và tổ chức lại lực lượng.
Theo Lịch sử Việt Nam, hơn hai tháng ở Chí Linh, nghĩa quân lâm vào tình trạng khó khăn. Lương thực thiếu thốn, quân sĩ phải ăn rau cỏ và măng tre thay bữa. Lê Lợi phải giết cả voi và ngựa chiến để nuôi quân. Trước tình hình ấy, Lê Lợi đã chủ trương giảng hòa với quân Minh, tranh thủ thời gian để xoay chuyển tình thế.
Để thực hiện kế sách hòa hoãn, Lê Lợi cử hai tướng tâm phúc là Trần Vận và Lê Trăn làm sứ giả, đem lễ vật gồm 5 đôi ngà voi cùng bức thư "xin hàng" đến thương lượng với quân Minh, sau đó lại thường xuyên mang vàng bạc tặng họ.
Mặc dù bên ngoài chủ trường giảng hòa, nhưng thực chất Lê Lợi vẫn tranh thủ thời gian để chế tạo binh khí, xây dựng củng cố lực lượng, tích trữ lương thảo để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh vũ trang mới.
Câu 5: Giai đoạn tiến quân chiến lược vào phía nam được coi là bước ngoặt chiến thuật của khởi nghĩa Lam Sơn. Theo đó, nghĩa quân đã tiến vào vùng nào?