Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập, năm 937, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã giết chủ để giành lấy quyền Tiết độ sứ. Nhân dân và các tướng lĩnh rất bất bình, trong đó có Ngô Quyền.
Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ châu Ái ra châu Giao để trừng trị Kiều Công Tiễn. Giữa lúc đất nước đang trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Ngô Quyền trở thành nhân vật có sức mạnh, thu hút được nhiều lực lượng cùng tham gia, trong đó có Kiều Công Hãn. Tuy là cháu của Kiều Công Tiễn nhưng trước thảm họa ngoại xâm, Kiều Công Hãn đã đứng về phía chính nghĩa.
Trước lực lượng hùng mạnh của Ngô Quyền, có mặt ở khắp các vùng, từ châu Ái vào châu Hoan và ra tới tận châu Giao, lực lượng của Kiều Công Tiễn ở Đại La bị cô lập và hoàn toàn bất lợi. Tên Việt gian họ Kiều này tiến đến phản bội lợi ích của dân tộc, cầu cứu nhà Nam Hán.
Sách Lịch sử Việt Nam ghi chép vào mùa thu năm Mậu Tuất (10/938), Ngô Quyền cho quân tiến từ châu Ái ra Đại La, giết chết tên phản bội họ Kiều, cắt đứt nội ứng, chuẩn bị chiến trường đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Câu 4: Ngô Quyền đã có những nhận định đúng đắn về địch để tạo nên kế sách hoàn hảo cho chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Đó là nhận định nào?
a. Tướng trẻ, không có nhiều kinh nghiệm; quân đi xa tới ắt mỏi mệt