Khi dẹp xong quân nội phản, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược, tiêu diệt đội binh thuyền hùng hổ của nhà Nam Hán do tướng Hoằng Tháo dẫn đầu kéo vào đất nước theo đường cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh ngày nay).
Sách Lịch sử Việt Nam viết Ngô Quyền đã nhận định và phán đoán chính xác tình hình ta và địch trước khi bước vào trận đánh với kế hoạch tác chiến tài tình.
Ngô Quyền biết Hoằng Tháo tuy rất hung hăng nhưng lại là tướng trẻ, không có mấy kinh nghiệm khi bước vào cuộc đọ sức với ta. Ông nói với các tướng tá của mình rằng “Hoằng Tháo là một đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế thua được không biết sẽ ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu, bịt sắt, đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không có chiếc nào ra thoát”. Theo Ngô Quyền, đây là kế đánh hay nhất, hiệu quả nhất, “không kế gì hay hơn kế ấy cả”.
Cùng với việc đưa ra kế sách, Ngô Quyền cũng đặc biệt chú trọng đến lực lượng thủy quân và các loại thuyền chiến.
Câu 5: Trong trận chiến ở sông Bạch Đằng, có phải Ngô Quyền đã dùng kế sách cho thuyền nhỏ khiêu chiến nhử địch vào trận địa?