Đô thị tại Việt Nam gồm thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
Theo Luật Quy hoạch đô thị, đô thị cả nước được phân thành sáu loại gồm: đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. Việc phân loại theo các tiêu chí cơ bản: vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
Năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016 về phân loại đô thị. Đô thị đặc biệt được quy định có vị trí, chức năng, vai trò là thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo đó, hai thành phố Hà Nội và TP HCM được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt, ba thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là đô thị loại I.
Ngoài ra, có 23 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, gồm: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh.
Câu 4: Tên của thành phố nào có nguồn gốc liên quan đến tên sông, cửa sông?